Tình cờ khi lượt lờ phần support của EasyEngine, thấy một thành viên giới thiệu về Webinoly
Webinoly ra mắt vào 28/08/2017 và thời điểm mình bắt đầu viết bài này thì họ vừa ra v1.1.0 được vài hôm (04/12/2017) 😀 hiện tại họ đã ra phiên bản v1.16.7, nhân dịp cuối 2022 dùng lại Webinoly nên mình cập nhập lại bài này, vì các câu lệnh họ đổi lại hết cả 😀
Giới thiệu về Webinoly
Webinoly v1.16.7 chạy trên Nginx v1.22.1 + MariaDB v10.6.11 (MySQL) + PHP v8.1.12 + HTTP/2, QROkes luôn cập nhập mới nhất có thể
Ở bài này mình sẽ chạy thử Webinoly trên UpCLoud với hệ điều hành Ubuntu Server 22.04 LTS (Jammy Jellyfish) , server đặt tại Singapore, cấu hình 1 GB RAM, 1 CPU, 25GB HDD (MaxIOPS), network Gbps
Dùng bản Ubuntu nào thì tùy bạn, tuy thế mình khuyên là nên dùng bản mới nhất có thể, nó đã tối ưu, cài đặt sẵn rất nhiều thứ, cả về hiệu năng, bảo mật và tốc độ
Ports Configuration
- 22/TCP (Inbound/Outbound)
- 25/TCP (Outbound)
- 80/TCP (Inbound/Outbound)
- 443/TCP (Inbound/Outbound)
- 587/TCP (Outbound) *Optional for SMTP
- 11371/TCP (Outbound) *GPG Keys
- 22222/TCP (Inbound) *Admin area
Mặc định phần lớn các nhà cung cấp VPS đều mở sẵn tất cả các port, các dịch vụ kiểu Oracle, Google, Amazon …. khóa theo mặc định thì bạn vào mở các port theo yêu cầu ở trên là được 😀
Việc cài đặt Webinoly cũng rất đơn giản, chỉ việc chạy dòng bên dưới trong ssh:
wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby
Bạn có thể chạy 1 lệnh để kiểm tra tổng quát các thứ cài đặt trên Webinoly
sudo webinoly -info
[NGINX] Branch: Version: 1.22.1 worker_processes: auto worker_connections: 20000 worker_rlimit_nofile: 65535 client_max_body_size: 100m [NGINX Cache Settings] FastCGI 200: 30d FastCGI 3xx/4xx: 1m FastCGI inactive: 7d FastCGI max-size: 200m open_file_cache_valid: 30s open_file_cache max: 1000 open_file_cache inactive: 10s [PHP] Info: PHP 8.1.12 (cli) (built: Oct 28 2022 17:39:57) (NTS) memory_limit: 192M post_max_size: 101M upload_max_filesize: 100M max_file_uploads: 20 max_execution_time: 60 Process Manager: dynamic pm.max_children: 6 pm.start_servers: 2 pm.min_spare_servers: 2 pm.max_spare_servers: 4 [MYSQL] Info: mysql Ver 15.1 Distrib 10.6.11-MariaDB, for debian-linux-gnu (x86_64) using EditLine wrapper phpMyAdmin: 5.2.0 [Webinoly] Default site: default Tools site: default Tools port: 22222 Timezone: Undefined SMTP: None [Internal] global-access-log-off:true php-ver:8.1 mysql-ver:10.6 app-version:1.16.7 status-api:wys pre-packs:true nginx:true swap-owner:webinoly linux-optim:true server-version:1.7 nginx-optim:true tools-port:22222 nginx-tool-ssl:true bkp-source-tmp:true nginx-tool-bkp:true php:true php-optim:true php-tool-postfix:true php-tool-redis:true php-tool-memcached:true mysql-client:true mysql-root:YjM0M1dsckxMSEF3RUI4SQo= mysql-admin:dmpRUjJHbWI3Q3o3WUZPdQo= mysql:true mysql-optim:true mysql-tool-pma:true
Góc độ cá nhân thì sau khi nghịch phá, tinh chỉnh đủ thứ, mình đều thấy các con số tác giả duy trì, nó đã quá tối ưu và hoàn hảo cho 1 hệ thống cơ bản rồi, thành ra không cần thiết phải thay đổi bất cứ điều gì, trừ khi bạn hiểu mình muốn làm gì
Cài đặt WordPress trên Webinoly
site webinoly.bibica.net -wp
Trong đó “webinoly.bibica.net” thay bằng domain của bạn
Đường dẫn thư mục chính
Config /etc/nginx/sites-available Root /var/www/webinoly.bibica.net/htdocs
Nhớ cái này để cần chỉnh sửa file config hoặc thư mục gốc thì vào đó là được
Tắt HTTP Authentication
sudo httpauth webinoly.bibica.net -wp-admin=off
Mặc định Webinoly sử dụng “HttpAuth” để tạo thêm 1 lớp login cho các trang như wp-admin, tuy thế với mình là không cần thiết, thành ra mình tắt tính năng này đi
Cài đặt SSL
Bạn có thể cài ssl bằng lệnh bên dưới
sudo site example.com -ssl=on
Tuy thế ở góc độ cá nhân, thì mình thấy không nên dùng Let’s Encrypt, chủ yếu vì nó quá phiền ở các vấn đề renew, thời gian để đi xử lý các vấn đề liên quan tới ssl rất vô bổ
Dùng TLS certificate signed by Cloudflare, bạn chỉ phải cài 1 lần duy nhất, sau đó không cần quan tâm gì tới cái gọi là ssl nữa
Xong xuôi thì bạn vào domain.com để cài đặt WordPress như thông thường
Vậy là cơ bản chúng ta đã cài xong WordPress 😀
Tiếp theo chúng ta reboot VPS lại 1 phát, kiểm tra các thứ, xem có hoạt động bình thường không
reboot
Lý thuyết thì trên server linux, thường người quản trị chỉ khởi động, tắt mở các dịch vụ riêng biệt, chứ không bao giờ có khái niệm reboot (khởi động lại máy) lại như trên Windows bao giờ =))
Chủ yếu mình lười, nên thường khi cài đặt 1 hệ thống, setting hết các thứ thì hay reboot kiểm tra cho lẹ thôi 😛
Chạy mặc định WordPress bạn sẽ thấy dùng rất ít tài nguyên, chạy rất nhẹ
Thử nghiệm tốc độ và độ chịu tải trên WordPress mặc định
Khá ngạc nhiên, là trên WordPress mặc định, vừa cài đặt, chưa có bài viết gì, thì Webinoly quản lý tốt thật, ở bài test từ loader.io, với 100 kết nối mỗi giây, nó vẫn có thể hoàn thành bài test với 100% kết nối thành công, thời gian phản hồi ~5.1s
Thử nghiệm tốc độ và độ chịu tải trên bibica.net
Tiếp theo mình thử move tất cả mọi thứ trên trang bibica.net sang, xem ở 1 trang hoạt động lâu năm, database to, dữ liệu nhiều …. lúc này độ chịu tải nó sẽ làm sao 😀
Sau đó cũng reboot VPS lại 1 phát để kiểm tra lại thông số
RAM lúc này đã dùng nhiều hơn, tasks cũng đã chạy nhiều hơn
Chạy lại bài test từ loader.io, với 100 kết nối mỗi giây, nó sập ngay 😀
Hạ xuống với 50 kết nối mỗi giây, có thể hoàn thành bài test với 100% kết nối thành công, thời gian phản hồi ~6s
Hạ xuống với 30 kết nối mỗi giây, có thể hoàn thành bài test với 100% kết nối thành công, thời gian phản hồi ~3.7s
Tất nhiên, thời gian phản hồi ở bài test này, nó sẽ không chính xác, vì server test từ loader.io là ở US, còn server Webinoly đang dùng là từ Singapore, con số cũng để tham khảo phần nào, có điều mình nghĩ nếu ở trang web đang chạy thông thường, chỉ dùng Cloudflare để cache các file tĩnh, trên 1 con VPS 1Gb RAM, mà Webinoly vẫn có thể quản lý có thể đáp ứng nổi 30-50 kết nỗi mỗi giây, thì thật sự tốt, lượng tương tác trên 1 con blog thông thường mình nghĩ cũng khó trang nào có thể đạt 30 comment mỗi giây để sợ sập cả
Các câu lệnh khác
Bạn có thể xem thêm tất cả cách lệnh khác tại phần hướng dẫn của tác giả, mình chỉ liệt kê 1 số thứ hay dùng thôi
Cập nhập phiên bản Webinoly mới nhất
sudo webinoly -update
Bật SFTP
sudo webinoly -login-www-data=on
Chỉnh về múi giờ Việt Nam
timedatectl set-timezone Asia/Ho_Chi_Minh
Hạ cấp PHP xuống 7.4 (nó sẽ chậm hơn so với v8.1, bù lại nó tương thích với nhiều addon, plugin hơn)
sudo stack -php-ver=7.4
Xóa website khỏi hệ thống (thay example.com bằng domain bạn muốn xóa)
sudo site example.com -delete
Thông tin trang web
sudo site example.com -info
Reverse Proxy site (tính năng này mình sẽ nói kĩ hơi 1 xíu, vì nó khá thú vị )
Giả sử bạn có 1 VPS đang dùng Webinoly dùng server tại Singapore, cho tốc độ truy cập tại Việt Nam nhanh nhất
Tiếp theo bạn có 1 VPS khác, có thể ở US…. truy cập tại Việt Nam chậm hơn
Bạn có thể dùng VPS Webinoly làm proxy cho con VPS US này, lúc này truy cập tới VPS US sẽ nhanh hơn
Cụ thể domain bạn dùng ở VPS US là: bibica-us-server.com, IP là: 209.94.63.217, VPS Webinoly IP là 95.111.195.228
Trên VPS Webinoly gõ lệnh
sudo site bibica-us-server.com -proxy=[95.111.195.228:80]
Ở trang quản trị domain bibica-us-server.com, DNS ban đầu là 209.94.63.217, giờ bạn đổi sang IP của VPS Webinoly là 95.111.195.228
Lúc này truy cập thực tế tới trang bibica-us-server.com sẽ đi từ IP 95.111.195.228 -> 209.94.63.217
Cụ thể nếu bạn ping tới 95.111.195.228 là 40, 209.94.63.217 là 200, lúc này khi ping tới bibica-us-server.com sẽ giảm từ 200 ban đầu, xuống còn khoảng ~ 60
Tiếp theo bạn cần xử lý nhỏ thêm một tí, không thì mọi comment, bài viết trên bibica-us-server.com đều hiện ra là IP 95.111.195.228
Mở file config domain tại server bibica-us-server.com, ví dụ của mình là /etc/nginx/sites-available/bibica-us-server.com
Bên trong server {…} thêm vào dòng bên dưới
real_ip_header X-Forwarded-For; set_real_ip_from 0.0.0.0/0;
Tiếp theo khởi động lại nginx là được
service nginx reload
Tổng kết
Cả viết dài như tờ sớ, chứ thực ra cài đặt Webinoly bạn chỉ cần type 2-4 dòng là đủ để chạy tốt mọi thứ rồi
wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby site webinoly.bibica.net -wp sudo httpauth webinoly.bibica.net -wp-admin=off sudo webinoly -login-www-data=on
Cài xong thì cứ thế mà chạy, gần như cũng chẳng cần nhớ hay biết thêm dòng lệnh nào 😛 Webinoly chạy rất ổn định, rất hiếm lỗi liên quan tới plugin này nọ, vì tác giả cũng quan điểm VPS thì chỉ cài mặc định, end user cần thì gì thì họ tự thêm vào
Thực tế ở nhiều bài test khác trước đây mình từng thử, Webinoly đứng đầu ở việc giữ tỷ lệ uptime khi trang bị quá tải, tốc độ truy cập và chịu tải của nó cũng là hàng đầu, xuất sắc 😀
Hi bạn, mình có liên hệ bạn qua facebook.
Mình có câu hỏi là, lệnh restart webinoly, khởi động lại VPS là lệnh gì ạ? Mình có xem trên trang webinoly là -server-reset, mình sợ lệnh này là reset lại toàn bộ, khôi phục VPS lại như lúc chưa cài phải không ạ? mong bạn giúp đở.
Khởi động lại server, giống kiểu bạn khởi động Windows trên PC lại thôi
uhm oke, mình cám ơn bạn, mình thực hiện thử xem sao.
Bạn cho mình hỏi. Mình cài đặt webinoly và wordpress thành công rồi, vào được trang web rồi. Nhưng khi cài đặt SSL xong thì không vào được nữa, tắt ssl thì vào lại được. phải làm sao để cài SSL vậy, còn phải thực hiện bước nào nữa không bạn. mình cài trên VPS amazon
Cũng không chắc lắm lý do, xem thử đã mở các port như webinoly yêu cầu chưa? (https://i1.wp.com/bibica.net/wp-content/uploads/2018/04/4-2-2018-10-08-55-am.png)
Còn mặc định cài webinoly, tạo site thì nó sẽ chạy ổn định, không lỗi gì cả
Mình chỉnh các port như vậy nhưng vẫn không vào được. Tuy nhiên, khi xóa tất cả các port, chỉ tạo 1 loại là all traffic thì đã vào được, chắc là danh sách bibica đưa ra vẫn thiếu 1 port nào đó (đối với VPS Amazon). Cám ơn bibica đã chỉ ra nguyên nhân !!!
Cho mình hỏi một chút, một số plugin có phần Install Info, trong đó nó chỉ ra một số thông số về cấu hình chung. Trang của mình phần WordPress Configurations : Memory Limit chỉ có 40MB. Mình có thay đổi cài đặt này trong wp_config lên 512mb nhưng kiểm tra lại qua nhiều plugin đều chỉ 40mb. Trong phần PHP Configurations : php Memory Limit hiển thị ở 1000mb.
Với WordPress Configurations : Memory Limit chỉ có 40MB thì trang web có mình đã có thể tối ưu chưa ? và làm thế nào để mình nâng WordPress Configurations : Memory Limit lên 512. Cảm ơn bạn.
Tùy việc đang chạy trên nền tảng nào, share host hay vps mà có cách chỉnh khác nhau 😛
Mà thật ra đang chạy bao nhiêu ram cũng không quan trọng đâu, vì thường nếu bị thiếu, thì khi comment, post bài …. nó tự văng lỗi ra rồi, nếu vẫn đang chạy bình thường các thứ thì cũng không cần quan tâm nhiều tới cái này làm gì 😛
Mình chạy amazon lightsail 10$/1m, cấu hình như phần bên trên của bạn. Tuy nhiên, đôi khi chạy chuyển các trang khác nhau khi viết bài mới hay trang khác hay lưu trang trong wp-admin thì thấy chờ lâu quá. Đôi khi mất tận 5-6s. Không biết đây có phải là vấn đề trong cấu hình không bạn?
Tui newbie, Ông cho tui hỏi, hình như Webinoly không có tính năng add vhost để chạy nhiều domain, nhiều website trên cùng 1 con vps phải không? Kiếm hoài mà không thấy.
https://webinoly.com/en/documentation/sites/
-> Parked domain or alias
Ad cho hỏi, muốn truy cập sftp thì làm thế nào ạ ?
https://webinoly.com/support/17/whats-my-sftp-username-password-and-port
Cả nhà ơi,
Nhà mình có ai bị dùng webinoly một thời gian mà các plugin của wordpress bắt đầu xuất hiện lỗi lặt vặt không?
Mình thử backup toàn bộ source code đó lên một shared hosting chạy thử thì không bị lỗi vặt ấy nữa. Lạ kì.
Ví dụ một lỗi: plugin thrive lead không detect đc mobile, kg hiển thị trên category…
Không biết là chạy VPS thì cần phải bảo trì định kì như nào để đỡ lỗi vặt nhỉ?
Về lý thuyết, các tool kiểu webinoly nó chỉ cấu hình phía server, một số trường hợp tool họ cấu hình chặt, phân quyền hạn nhiều. làm 1 số plugin không chạy được (cái này hay gặp nhất ở shared host), thường chỉ thế thôi
Về ý backup toàn bộ source code up lên shared host thì không bị lỗi, thì cũng thử như thế, nhưng sang 1 con VPS mới xem thế nào?
Cá nhân mình dùng rất nhiều dịch vụ VPS, rất nhiều tool auto config … đều dùng bình thường, ổn định cả
Lỗi mình hay hay gặp nhất thường là end user chỉnh sửa nginx, php … sau đó quên không restart lại, sau đó do 1 số VPS cơ sở hạ tầng không ổn định, thi thoảng nó sập VPS, khi chạy lại do các lỗi liên qua tới nginx, php ở trên, làm không tự khởi động lại được nginx hoặc mysql …
Rất nhiều tool auto kiểu webinoly mình cài vào xong, toàn vứt đó 6-12 tháng mà thấy nó vẫn chạy ổn cả
Xưa giờ xài easyengine. Từ khi chuyển qua v4 khó xài quá. Thấy bài viết bạn chỉ Webinoly giống easyengine v3. Nên tập tành xài thử. Thấy dễ cấu hình. Cấu hình xong toàn A. Sẵn tiện cho mình hỏi bạn có hướng dẫn cấu hình gửi mail SMTP với Webinoly
SMTP thì tác giả cũng có viết ở phần hướng dẫn sử dụng rồi (https://webinoly.com/en/documentation/webinolys/)
Có điều mình nghĩ dùng Amazon Simple Email Service ở thời điểm hiện tại là ngon nhất, đa phần email vào inbox và nếu ai dùng gmail sẽ thấy nó được gắn thẻ “QUAN TRỌNG” luôn 😀 (http://bibica.net/amazon-simple-email-service/)
Hi bibica,
You need to run “sudo webinoly -server-reset” to changes take effect after you entered the PHP custom values.
Thanks a lot for your kind support to Webinoly, I really appreciate it.
Thanks QROkes for all
Maybe you remmeber me? :]] (https://imgur.com/A1tsOhG)
Of course, I know you have been supporting Webinoly since the beginning and I’m really grateful.
1. Xem trong quản trị phần WordPress Address (URL) và Site Address (URL) đang điền là gì? 2 cái giống nhau không?
Cả 2 đều điền https://www.domain.com
2. Mà thường cấu hình, người ta hay dùng trên 1 domain thôi, hiếm ai để cả domain.com và http://www.domain.com, 2 cái này tính là là …. 2 domain rồi á
Mình chỉ cài đặt cho 1 site là http://www.domain.com thôi. Site mình từ xưa vẫn vậy. Đánh trên trình duyệt domain.com thì nó sẽ tự redirect sang http://www.domain.com. Không hiểu sao chuyển sang đây thì chỉ có url nào có đủ www mới hoạt động. Bây giờ muốn vào web thì phải gõ đủ www trên trình duyệt mới vào được.
Cài Really Simple SSL vào để nó tự chuyển các link về WordPress Address (URL) và Site Address (URL) xem được không?
Còn thường trong thư mục config domain /etc/nginx/sites-available, nó đã có sẵn dòng “return 301 https://$host$request_uri; ”
Kiểu thể cả rồi mà ta 😀
Cài Really Simple SSL vẫn vậy. Điểm check SSL cho http://www.domain.com vẫn A+. Có lẽ SSL không hoạt động là do nó không chuyển hướng non-www về www. Ở bài viết này tác giả có nói phải config www redirection bằng tay, hình như là thảo luận với bạn https://webinoly.com/support/104/not-redirect-when-use-ssl. Nhưng mình k tìm được hướng dẫn nào.
Đx tìm ra 1 trường hợp như mình. Để đấy để bạn nào gặp thì tham khảo thêm. Mình phải cài đặt lại web với non-www.
https://webinoly.com/support/729/certificate-mismatch-error-for-www-version
Ah, vấn đề đó là ở các bản trước tác giả không làm http -> https, là cái dòng “return 301 https://$host$request_uri; ” mình nói ở trên ấy 😀
Còn vụ ở đây là http://www.domain.com có ssl, domain.com lỗi ssl và không tự chuyển từ domain.com -> http://www.domain.com 😛
Ờ mừ fix được rồi thì thôi 😀
Sau khi đọc bài viết của bạn mình đã thử chuyển 1 site sang dùng thử Webinilon. Có 1 lỗi là do site mình dùng tên miền có www, sau khi cài đặt và chuyển website xong thì tên miền dạng https://www.domain hoạt động tốt. Còn tên miền https://domain.com thì báo lỗi chứng chỉ ssl “Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư
Những kẻ tấn công có thể đang cố gắng đánh cắp thông tin của bạn từ zoniv.com (ví dụ: mật khẩu, thư hoặc thẻ tín dụng). Tìm hiểu thêm
NET::ERR_CERT_AUTHORITY_INVALID”
Đây là website cũ trước giờ chạy trên easyengine vận hoạt động tốt, mình không động chạm gì vào các bản nghi hay DNS cả. Bạn có kinh nghiệm chỉ giúp mình. Cảm nhận ban đầu là webinoly khá nhẹ nhàng và đơn giản nhưng cộng đồng support còn ít quá.
Xem trong quản trị phần WordPress Address (URL) và Site Address (URL) đang điền là gì? 2 cái giống nhau không?
SSL thì mặc định khi cài nó có đủ cho domain.com và http://www.domain.com rồi, cần thì cài thêm Really Simple SSL vào để nó xử lý các vấn đề liên quan tới ssl
Mà thường cấu hình, người ta hay dùng trên 1 domain thôi, hiếm ai để cả domain.com và http://www.domain.com, 2 cái này tính là là …. 2 domain rồi á 😀
Webinoly thì về cơ bản nó cũng na ná như easyengine thôi, xưa mình dùng phần vì easyengine đang ngừng dự án, chạy trên các bản php ,mysql, nginx … cũ thôi, có điều thực tế easyengine vẫn chạy ầm ầm cả mà 😀
Xưa mình có làm 1 bài so sánh (http://bibica.net/easyengine-vs-centmin-mod-vs-runcloud-vs-webinoly/) tổng thể đều tốt như nhau cả 😛
Mình đang dùng SSL của Webinoly, nhưng bị hết hạn không biết gia hạn kiểu gì nữa @@
Tạm xử lý nhanh bằng cách tắt sau đó bật lại ssl
site domain.com -ssl-off
site domain.com -ssl-on
Ngày hôm qua mình đã tắt và bật đủ kiểu mà vẫn vậy, xóa cache các kiểu nữa :(. Hôm nay bật lại SSL thì nó cấp cho mình chứng chỉ mới @@.
Như mình mua gói vps vutr 2,5 đô rồi mình cài webinoly, có thể tải được khoảng 10000-20000 lượt/ ngày không
Mỗi vps mình chỉ cài được một domain hay sao admin
Lý thuyết thì khi cache rồi thì thuần túy view là không đáng kể, bao nhiêu cũng được 😀 nhưng cũng hiếm trang nào mà chỉ có view cao mà không có comment, search … lắm
1 vps thích add bao nhiêu domain thì tùy thôi mà 😀
Muốn cài ssl cloudflare ( full strict ) thì làm thế nào hả b.
cái webinoly ( ubuntu ) này so với hocvps ( centos ) có tốt hơn ko bro
Đang dùng hocvps quen bao lâu nay rồi muốn thử đổi gió sang ubuntu mà đang còn lăn tăn
Tổng thể đều tốt cả, dùng cái nào quen rồi thì cứ tiếp tục dùng là được 😀
à còn cái vụ này muốn hỏi b nữa
bên hocvps mình config nó tự động backup với rclone mà nếu sang webinoly ko biết có vụ này ko nhỉ
rclone cài vào như bình thường thôi mà 😀 dùng wordpress thì mình recommend dùng Duplicator Pro cho tiện (http://bibica.net/duplicator-pro/)
Mình không dùng WP, đang muốn 1 cách làm thuận tiện như cái hocvps hướng dẫn dùng script tự động backup xong đẩy lên google driver qua rclone ấy
Cài rclone vào là được thôi mà
thằng upcloud còn vụ km 25$ ko bạn nhỉ
để mình chuyển nhà sang test thử
You are receiving $25 in free credits thanks to being invited by one of our users. Awesome! ?
Vẫn còn 😀 Đăng kí theo cái link trong bài là được
Cho mình hỏi,mình cài webinoly xong,nhưng khi truy cập theo ip:22222 thì nó báo 403 Forbidden,làm sao fix dc vậy ạ 😀
Mở port chưa?
Mở port như nào nhở,mình cài như bt thế thôi,cài mới trên ubuntu..truy cập thì nó vẫn hỏi login nhưng login xong nó ra 403 luôn -_-..
Edit : dc rồi bác ơi :D..hehe
Giơ lại bị lỗi refused to connect. bác ạ T_T..có phương án ko ạ 🙁
Cài lại thử xem 😀
Mà đã xài VPS, còn vào cái port đó làm gì cho mất thời gian thế
Ủa e tưởng phải vào bằng port đó để vào phpmyadmin mà bác T_T..mà e cũng vào dc phpmyadmin rồi,cũng cài wp xong rồi,mà giờ vào web nó lại refuse..đang cài lại xem sao T_T.
Xài VPS rồi ai còn đi login web chạy phpmyadmin nữa cho cực
Không biết lệnh thì có thể dùng Duplicator Pro để backup, restore, nó còn chạy auto mỗi ngày nữa, rất nhàn, như thèng bibica.net này bị lỗi, tạo con VPS khác, restore bằng Duplicator Pro mất vài phút, đổi DNS lại phát là xong 😛
Đỡ cực hơn ngày xưa dùng hosting share nhiều lắm :]]
sau 2 ngày lọ mọ config lại cấu hình thì cũng khá ổn 😀
http://sv1.upsieutoc.com/2018/08/17/1d1fed01cc5c24fc9.jpg
Không ổn đâu 😀
Webinoly sơ sơ phải chịu được 3000 client mỗi giây nhé (http://bibica.net/upcloud-webinoly-ubuntu-18-04-tuyet-voi/)
Setting lúc test phải tính theo giây như hình ấy (https://imgur.com/a/7t6myVq)
thế này đã ổn chưa bro :3 cpu mình test cũng loanh quanh 10%
http://sv1.upsieutoc.com/2018/08/18/Untitled.jpg
Trong bài viết mình đã ghi cấu hình và mức chịu tải, bạn so với cái đó là được mà 😀
mình thử mức hardcore hơn mới bắt đầu lỗi hihi
http://sv1.upsieutoc.com/2018/08/18/test.jpg
Hello Bro, mình thấy Bro có cái plugin hay hay khi cập nhật bài viết nó ghi lại khá ngon bác chia sẽ em biết với 😀
https://i.gyazo.com/07ccc8c0ac4e0c4ae269e7a72bb786fa.png
Nó nằm trong bài nói về theme GeneratePress (http://bibica.net/generatepress-lightweight-responsive-wordpress-theme/)
Haha, không lẽ chuyển theme ta ?
Google tí cái theme đang dùng là ra cái code tương tự thế thôi mà
mình dùng EE hơn 1 năm nay và giờ chuyển qua webinoly nhưng cái thời gian phản hồi máy chủ lâu quá, toàn tầm 0,3-0,8s. Bạn dùng cái gì để tối ưu cho nó vậy
Xưa mình nghịch khá nhiều, giờ chỉ cài mỗi Webinoly (cấu hình mặc định) xong dùng theme GeneratePress, VPS thì dùng UpCloud hoặc Amazon location Singapore
Chỉ nhiêu đó, còn lại các plugin tăng tốc, gom file nhỏ hay cache … mình bỏ cả 😀
Gần như giờ chạy thuần mặc định :]]
mình dùng ee hơn 1 năm nay. Giờ kiểm tra PageSpeed Insights thì cái thời gian phản hồi máy chủ cao quá, kể cả dùng webinoly thì thời gian phản hồi cũng tầm 0,3s – 0,8s, không biết bạn dùng cái gì để tối ưu nhỉ, mình cài trên vps DO 2gb ram nhưng vẫn k cải thiện được.
Không quan trọng cái thời gian phản hồi khi check ở mấy trang như PageSpeed Insights đâu, phần nhiều các trang dùng server US check, nó bắn tới location Japan, Singapore chậm hơn tẹo là chuyện bình thường
Bạn cứ thử trực tiếp trên trình duyệt, ấn load qua các trang, hay search, mất tầm < 1s là đạt, < 0.5 là nhanh, thế là đã đủ rồi Còn cuồng các con số kiểu TTFB thì đơn giản nhất cứ táng location US, xong thử ở mấy dịch vụ đó là xé gió thôi mà 😀 Đơn cử là cái pic này (http://bibica.net/wp-content/uploads/2017/12/1-4-2018-3-58-25-AM.png)
Dịch vụ của Pantheon, bạn sẽ dễ dàng đạt được con số load time <100 ms mà không phải config gì quá nhiều, đấy là load cả trang mà còn thế nhé, TTFB chắc 10-20 ms thôi 😛
Mình tạo VPS ở US mà time vẫn cao mới chết chứ :(. Cho mình hỏi b đang cấu hình site bibica này như thế nào vậy ạ. mình check ra thấy ip trỏ về amz
Webinoly + theme GeneratePress + Amazon location Singapore
Tất cả setting mặc định 😀
thử tắt cloudflare đi thì k thấy báo thời gian phản hồi máy chủ cao nữa b ạ :)))
Bạn có bật cache redis lên không, mình dùng ee cũng khá lâu rồi. Vẫn ngon như ngày nào 🙂
EE là huyền thoại rồi, bàn làm gì nữa 😀
Webinoly thì cũng gần như gốc là của EE, nâng cấp php, mysql, nginx … lên bản cao hơn thôi
Tổng thể khá giống nhau 😛
Bạn viết bài tỉ mỉ quá, mình định thử dùng Webinoly xem sao. Bạn cho mình hỏi nếu mình sử dụng dòng này và làm theo như trong bài:
wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby 3
Là sẽ cài bản Webinoly mới rồi nhất đúng không? Nhu cầu của mình chỉ là web wordpress đơn giản, thêm dòng cài wordpress:
site webinoly.bibica.review -wp
Vậy là xong rồi nhỉ?
Chào bạn, mình thiết lập theo hướng dẫn của bạn ở phần Reverse Proxy nhưng hoạt động được. Bạn có thể hướng dẫn mình chi tiết hơn không web mình có SSL
Bạn thử thay port thành 443 xem sao
Thank bạn đã quan tâm câu hỏi, ko có SSL thì ok, có SSL thì thua rồi. Mình đang kiếm cách xử lý nếu bạn có cách hay, nhớ chia sẽ nhé! 🙂
Mình tìm được cách sử dụng với SSL. Cài Let’s Encrypt là được 🙂
Trừ vài site đặc thù, cá nhân mình vẫn recommend dùng http (http://bibica.net/http-va-http-2-tren-edge-chrome-firefox-opera/)
Có vài giai đoạn mình cũng từng có ý chuyển sang https, thật ra cho đẹp là chính, mỗi cái sau tính tới tính lui vẫn thấy nó là thứ không đáng để quan tâm 😀
Chính xác là vậy, với anh em mình thì nó cũng chẳng có ý nghĩ gì nhiều nhưng khổ cái KH luôn đòi cái đó, vậy mới đau. Hehe 😀
Éc, làm cho khách thì phải cài gấp :]]
Nhìn cho nó bờ gồ =))
Cho mình hỏi,mình cài webinoly vướng cái plugin google xml sitemap nó bảo phải thêm đoạn này
rewrite ^/sitemap(-+([a-zA-Z0-9_-]+))?\.xml$ “/index.php?xml_sitemap=params=$2” last;
rewrite ^/sitemap(-+([a-zA-Z0-9_-]+))?\.xml\.gz$ “/index.php?xml_sitemap=params=$2;zip=true” last;
rewrite ^/sitemap(-+([a-zA-Z0-9_-]+))?\.html$ “/index.php?xml_sitemap=params=$2;html=true” last;
rewrite ^/sitemap(-+([a-zA-Z0-9_-]+))?\.html.gz$ “/index.php?xml_sitemap=params=$2;html=true;zip=true” last;
nhưng mình ko biết thêm chỗ nào,trước cài hocvps thì add domain xong nó có thư mục domain.conf nên còn biết giờ mù tịt :v
Ae giúp mình với ạ 😀
Thèng nào chẳng như nhau 😀
Webinoly thì file config nó nằm trong /etc/nginx/sites-available, mở ra thấy domain thôi 😛
À tại ko thấy đuôi nên cứ tưởng ko mở dc,mở ra thì thấy rồi :D. Tks bác,để mò thêm 😀
Thật ra là hơi lạ thôi, vì giờ ai cũng cài Yoast SEO, mà Yoast SEO nó đã có phần tạo sitemap, thành ra còn dùng thêm plugin tạo sitemap hơi hiếm 😀
Mình 2 site trước dùng Yoast rồi,nên giờ đổi gió ko dùng Yoast nữa xem thế nào :v..mà hiện tại sitemap đang bị lỗi trắng trang chưa biết bị sao nữa..
Nói chung khá hiếm đấy 😀
Yoast SEO ngoài chuyện tạo sitemap, Seo này nọ, nó còn tự giúp mình edit lại các link khi xóa bài hay thêm link vào bài viết ….
Nói chung là tính năng ngon, cả thế giới tin dùng rồi, không dùng thì có vẻ như hơi tự làm khó mình á 😀
mình có thể cài riêng một cái cho việc đăng nhập qua web để up sửa file không bác nhỉ?
Như đã nói một lần, mình không rõ nhu cầu bạn thế nào để nói cụ thể được 😀
Webinoly hay các script khác dạng auto thế này đơn giản là họ config phía server, config xong thì gần như chẳng ai sờ vào, còn phía web kiểu WordPress thì cứ up code lên chạy là xong thôi mà, sửa lại sửa cái gì nhỉ 🙁
Vậy chốt lại là xài thằng nào giờ Bibica?
Thấy thằng nào cũng tốt, mà mình lại tay ngang, bữa đang xài vpssim, không hiểu sao nó bị php-fpm: pool www 100% CPU, thì ra là do cái preload của WP-Rocket (Lại vừa hết hạn update) Nên nhờ ng cài lại VPS, mà k phải script như VPSSIM nên k biết quản lý.
Đang muốn cài lại 1 cái dùng script để dễ quản mà k biết chọn thằng nào 🙁 vì gà mờ.
Đang muốn cài Centmin Mod mà sợ nó phức tạp 🙁
Site chừng 20 ng onl thôi. Nhưng mình cần thằng nào ổn ổn, tại từ khóa lên top khá nhiều.
Phân vân quá
Webinoly luôn là sự lựa chọn đầu tiên của mình nếu ai hỏi 😀
Preload của WP-Rocket mình thử thì nó chỉ load trung bình 50-70% CPU là kịch thôi (đấy là trên con VPS có CPU yếu nhất rồi á) với lại họ có cho chọn time preload mà, thấy nặng thì tăng thời gian thêm ra
Có tâm vãi, chuyển đủ các thể loại CP rồi test như thánh thần ấy :-).
Miềng thông tin thêm là thằng Vultr vừa ra mắt cái gói có Plesk miễn phí 3 domain nhé. Cứ chuẩn thị trường, doanh nghiệp mà chơi, an nhàn :-). Trong lúc đấy thì mình vẫn dùng VestaCP chạy cũng khá ngon. Quan trọng với mình vẫn là độ ổn định stable, khả năng sao lưu, bảo trì tự động :-).
Thật ra ban đầu cũng mù tịt, thèng em cài cho vpssim, xong lâu lâu nó bị lỗi database, thế là bực mới coi lại vụ này ấy chứ ^_^
Hi, Admin
Tôi muốn chuyển site wp cũ về vps mới cài webinoly, ta làm các bước nào?
Cám ơn.
Đơn giản nhất thì dùng Duplicator Pro (http://bibica.net/duplicator-pro/)
Nó tạo hết data và database của file cũ lại thành 1 cục, xong up sang host mới chạy installer phát là xong 😀
Để quản lý tầm 100+ vps thì nên dùng con này hay con runcloud hở ông? Con runcloud thì quản lý tiện hơn nhưng mà chả biết nó chết lúc nào :)).
Quản lý nhiều VPS thì tất nhiên dùng qua các dịch vụ như RunCloud tiện hơn, cài vào phát không phải nhớ bất cứ thông tin gì nữa, nếu sợ nó chết thì có thể dùng 1 dịch vụ khác của DigitalOcean là ServerPilot, cũng tương tự 😀
Có điều thực tế sau khi setup xong, chạy ổn định thì cũng hiếm khi nào phải vào lại nên cũng ít quan trọng
Cá nhân thì mình nghĩ nên dùng các script kiểu EasyEngine, Centmin Mod hoặc Webinoly 😀 có thể tham khảo bài này (http://bibica.net/easyengine-vs-centmin-mod-vs-runcloud-vs-webinoly/) để lựa chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp
Con server pilot hiệu năng hình như không bằng mấy bé trên vs cả đắt quá ko chịu được. Mình khoái nhất ở hai thằng webinoly vs runcloud vụ auto restart service. Nên chắc dùng webinoly thôi :)). Con runcloud có hôm 502 cả mấy tiếng =.=
Vụ đó thì không chắc lắm, vì thử loader.io trên EasyEngine, Centmin Mod, hết RAM thì lỗi database, nhưng chạy trên Webinoly thì không thấy, cũng không rõ tại sao, cũng có khi nhầm :]]
Mà nói chung bản thân Webinoly họ tối ưu chạy được nhiều client và ít lỗi hơn so với EasyEngine, Centmin Mod
Có điều với gói VPS rẻ nhất của Vutr $2.5/month thèng nào cũng chịu được 1000 client 1 giây rồi, nghĩa là cỡ 86.4 triệu views mỗi ngày ấy :]] thực tế chẳng trang nào đạt nổi con số đó để mà quan trọng ^_^