Cài đặt lại ngoirungdui.com sử dụng Amazon Lightsail và Webinoly

Đây là cách tôi hay dùng để backup, restore khi chuyển qua lại giữa các domain hoặc VPS, viết thành một bài để lữu trữ là chính, bạn nào thích thì có thể tham khảo

Sử dụng VPS Amazon Lightsail, chọn hệ điều hành Ubuntu 16.04, location Singapore, mở filewall các port theo Webinoly yêu cầu, nếu lười thì bạn cứ chọn phần mở hết các port ra cũng được, thực tế thì Vultr họ cũng mở sẵn tất cả các port, firewall thì mình nghĩ là cần, nhưng dành cho người rành về hệ thống, biết cách config thôi, thực tế khi dùng Windows, có giai đoạn mạng intetnet Việt Nam cực kì chậm, mình config lại toàn bộ các cổng ra vào trên máy, sự thật là đi net có nhanh hơn

Vụ firewall thì end user mình vẫn recommend là mở hết các port từ trang quản trị của dịch vụ VPS, cho tiện là chính 😛 vụ này thì chỉ mất tay viết script auto config họ mới rành, mình … chịu 😀

Về location Singapore thì Amazon họ có 3 Zone, mình thử thì thấy zone nào cũng nhanh cmnl, thành ra bạn chọn zone nào cũng được

Nếu có nhu cầu thỉnh thoảng dùng nó làm socks để đi net cho nhanh, thì có thể vào MXtoolboxWhatismyipaddress để check xem IP có bị trang nào cho vào blacklist không, thực tế thì location Sing cũng  ít ai spam, scam hay phá gì, nên thường dãy IP này nó rất sạch sẽ, trang nào họ dùng Google reCAPTCHA để kiểm tra “người” hay “thú” thì cũng ít bị hỏi =)) đỡ mỏi tay click chuột thôi

Gói $5 / month được có 512 MB RAM, mặn chát :(( đành hi sinh vì uptime và TTFB thôi chứ biết làm sao 🙁

Cập nhập hệ điều hành Ubuntu 16.04

sudo apt update && sudo apt -y upgrade

Chỉnh về múi giờ Việt Nam

dpkg-reconfigure tzdata

Current default time zone: ‘Asia/Ho_Chi_Minh'
Local time is now: Wed Apr 18 20:59:59 +07 2018.
Universal Time is now: Wed Apr 18 13:59:59 UTC 2018.

Cài đặt Google TCP BBR

Từ ngày dùng thử thì mình thấy cài thêm cái TCP BBR vào dùng ổn, ít ra nếu không nhanh hơn nó cũng chẳng chậm đi, thành ra mình cài vào 100% các VPS mình sử dụng 😀

Cài đặt Webinoly

wget -qO weby qrok.es/wy && sudo bash weby 3

Tiếp theo mình cũng remove redis và memcached cho nhẹ vì không dùng tới

sudo apt-get remove memcached -y
sudo apt-get remove redis-server -y

Cài thêm zip và unzip để có thể tự backup, restore với quyền Shell Exec Zip cho Duplicator Pro

sudo apt install zip -y
sudo apt install unzip -y

Cài thêm htop để thỉnh thoảng coi thông tin VPS

sudo apt install htop -y

Thiết lập một cronjob thực từ linux’s

crontab -e

Set chạy 1 phút 1 lần cho wp-cron

*/1 * * * * curl http://ngoirungdui.com/wp-cron.php?doing_wp_cron > /dev/null 2>&1

Cài đặt WordPress cho domain ngoirungdui.com với thiết lập mặc định

site ngoirungdui.com -wp

Mặc định Webinoly sử dụng “HttpAuth” để tạo thêm 1 lớp login cho các trang như wp-admin, tuy thế với mình là không cần thiết, thành ra mình tắt tính năng này đi

httpauth -wp-admin-off

Vào thư mục cài đặt của ngoirungdui.com bằng lệnh cd

cd /var/www/ngoirungdui.com/htdocs

Xóa tất cả các file và thư mục có sẵn:

rm -rf *

Upload 2 file installer.php và archive.zip được tạo ra bởi Duplicator Pro vào htdocs, tiếp theo sửa file hosts trên Windowns, thay domain ngoirungdui.com bằng IP mới của VPS Amazon Lightsail

Bật trình duyệt lên, xóa cookies đi, thường mình hay dùng Microsoft Edge để chạy cho nhanh :]]

Thấy nó hiện ra 403 Forbidden thế là file hosts chạy ổn, chạy file installer để restore lại

Ở bước Install Database chọn “Connect and Backup Any Existing Data”, thông tin database thì vào lại thư mục “/var/www/ngoirungdui.com” sẽ thấy file “wp-config.php”, mở ra coi thông tin rồi điền vào là được

Login vào wp-admin, trong bảng tùy chọn Data Cleanup của Duplicator Pro xóa hết các file installation, package, build data cache đi, cho đỡ tốn space và nhẹ thôi 😀

Nếu chạy thêm các plugin dạng minified, merged, cache như Fast Velocity Minify, Autoptimize, WP Rocket … thì xóa hết cache đi, trong đâu đó 10 lần mình backup, restore thì đôi  khi vì lý do nào đó  clear cache rồi vẫn thấy chạy không ổn định lắm, nếu thế thì tốt nhất nên xóa sạch ra rồi cài lại, WP Rocket chạy Purge OPcache, Clear cache, sau đó là Preload cache, theo thứ tự như thế

Tiếp theo cài Rocket-Nginx để hỗ trợ cache cho WP Rocket

cd
cd /etc/nginx
git clone https://github.com/maximejobin/rocket-nginx.git
cd rocket-nginx
cp rocket-nginx.ini.disabled rocket-nginx.ini
php rocket-parser.php

Trong file config “ngoirungdui.com” tại /etc/nginx/sites-available thêm vào

# Rocket-Nginx configuration
include rocket-nginx/default.conf;

Tiếp theo chạy lệnh bên dưới để kiểm tra lỗi và khởi động lại nginx

nginx -t
service nginx reload

File config nginx của domain (ngoirungdui.com) và “default.conf” của Rocket-Nginx thì gần như rất ít khi sửa gì khi đã chạy ổn định, thành ra nên copy về máy để sẵn đó, sau chuyển lại chỉ cần chép đè lại là được, đỡ phải thêm sửa từng dòng

Làm xong hết thì vào trang quản trị domain, trỏ sang IP mới của Amazon Lightsail, xong rồi sửa lại file hosts trên Windowns, xóa IP domain ngoirungdui.com trên file hosts, ấn Windows + R, type “cmd”

ping ngoirungdui.com

Thấy hiện ra IP mới là được 😀

Cách này về cơ bản cũng khá là nông dân, gọi là semi auto cũng được, nó chỉ giúp site bạn gần như không có downtime, cũng khá là nhanh, nhưng không có cập nhập kịp database, site kiểu blog vớ vấn ít cập nhập thì không nói, còn shop hoặc trang có tính tương tác nhiều thì sẽ dễ mất đi vài giờ trên database ….

Tất nhiên là backup, restore tất cả data và database gần như đồng thời là được, rất nhiều hệ thống hosting đã áp dụng, tuy thế cá nhân mình chưa có nhu cầu tới mức thế nên cũng không tìm hiểu nhiều, thực tế thì nếu bạn dùng các hệ thống VPS ổn định như Vultr thì cài VPS 1 lần xong cứ thế chạy chứ rất hiếm phải chuyển đi 😛

Mình thì dạo này hơi hơi rảnh với lại đang rất có thiện cảm với AWS thành ra mới move qua test xem thế nào, tiện thể viết lại bài này, mục đích là để nhớ là chính 😀 còn các bạn bình thường mình nghĩ chỉ cần chạy Duplicator Pro restore lại phát là xong rồi

Thử backup bằng Duplicator Pro trên VPS Amazon Lightsail cũng khá ổn, 40s để backup tầm 800 MB data và database

Nói chung gói $5 của Amazon Lightsail xài ổn, bỏ qua cụm location tại Việt Nam thì gần như nó có ping tốt nhất rồi (từ 2x->4x), nên về tốc độ là không phải bàn cãi, uptime của Amazon thì đẳng cấp thế giới rồi, cũng chẳng cần bàn làm gì, mỗi cái … mắc thôi 😀

Yeb, thực tế thì với tầm giá $5 mỗi tháng mà được có 512 MB RAM thì hơi chát, tuy thế truy cập cho dân Việt Nam gần như tức thời, truy cập từ các nơi khác trên thế giới cũng không tệ, uptime hoàn hảo tầm 99.99% từ một tên tuổi hàng đầu thế giới thì Amazon Lightsail nên là sự lựa chọn đầu tiên cho các trang cần sự ổn định cao như shop online, mình vẫn không đề xuất dùng hosting tại Việt Nam vì uptime luôn có vấn đề và đội ngũ support, cơ sở hạ tầng không đảm bảo, thực tế thì location Singapore nó cũng nhanh không khác gì mấy so với location tại Việt Nam, cân đong đo đếm thì chỉ giai đoạn cá mập cắn cáp biển thì location Việt Nam mới nổi bật lên giá trị của mình :]]


Related Posts

  1. Tạm ngừng sử dụng các dịch vụ từ Cloudflare
  2. Amazon Lightsail
  3. Cài đặt lại bibica.net sử dụng Amazon Lightsail và Centmin Mod
  4. Webinoly - Đơn giản và mạnh mẽ
  5. Giới thiệu và đánh giá về RunCloud

18 thoughts on “Cài đặt lại ngoirungdui.com sử dụng Amazon Lightsail và Webinoly”

    • Ah, để cuối tháng coi bill thế nào rồi chốt dịch vụ cho thèng bibica.net lun 😀

      Bài này thì thật ra viết lâu rồi, hôm nay mới chốt dùng Amazon Lightsail cho thèng NRD mới public lên ấy chứ 😛

      Reply
  1. Làm 1 bài hướng dẫn backup vps dùng Webinoly với Rclone lên Google Drive cho anh em gà mờ được nhờ với bác ơi 🙁

    Với cho mình hỏi Duplicator Pro source web 3Gb nó có chạy ok k bạn ?

    Reply
    • Với mình dùng Duplicator Pro vẫn tiện nhất, thứ nhất nó tích hợp sẵn vào WordPress khi bạn chuyển sang bất cứ VPS nào nó cũng đều có sẵn, không phải config lại
      Thứ 2 là dù chạy trên nền PHP, lý thuyết nó sẽ nặng hơn chạy bằng quyền root, có điều thực tế nó chạy các lệnh như root nên tốc độ cũng đạt 9/10 so với tự chạy bằng root, lại đơn giản vô cùng, không cần biết bất cứ 1 dòng code nào, nếu thuần túy nói tốc độ hoàn thành nó nhanh còn hơn bạn tự làm bằng tay

      Và cái cuối cùng là nó mới là “chuyên” cho các data nặng, bất chấp các thế loại database và data :]] như cái thèng manga.bibica.net tổng data và database của nó là …. 12 GB mà mình vẫn dùng Duplicator Pro để backup và restore như gỏi đấy thôi 😀

      Chưa kể nó còn có thể tùy biến backup, chọn và không chọn thư mục cho nhẹ nữa, kiểu bạn có 1 cái source Windows trên đó, để cỡ 10 cái bản ISO, có thể bỏ nó ra chọ nhẹ …

      Nói chung từ ngày biết tới Duplicator Pro, mình không cần phải tìm hiểu thêm gì về backup, restore cho WordPress nữa 😀

      Reply
  2. Cám ơn bạn, đúng là có ng đi trước share kinh nghiệm thì ng đi sau đỡ mất thời gian hơn rất nhiều, dạo trc mình xài vps Vultr nên k nghĩ gì đến backup, giờ chuyển vps về VN, k có snapshot, k có backup nên mất cả tuần mày mò backup vps mà k xong.

    Reply
    • Thật ra vẫn là google search cả thôi 😀

      Cũng nhờ Duplicator Pro mừ cứ 2-3 ngày mình chuyển VPS một lần để tested các kiểu như ăn kẹo, location thì toàn sát VN, download, upload max speed nhà mạng, ngày xưa backup phải kéo FTP về, xong upload ngược từng file nhỏ lên, mệt như bò đá 😀

      Reply
      • Mình lại kẹt cái ssl, mà cái VPS đang dùng thì thư mục web lại theo kiểu Centmin mới đau @@.

        Reply
        • Duplicator Pro chạy lỗi tới đâu nó tự văng ra hướng dẫn xử lý mà?

          Trong setting của nó cũng là dùng link trực tiếp, chứ đâu phải link kiểu thư mục web ta?

          Reply
  3. Webinoly hiện tại (1.6.0) đã tự cấu hình cái Google TCP BBR rồi nên chắc ko cần phải tự cài nữa ahihi. Chi tiết trong code của nó file lib/install nhé

    Reply
  4. 1. Thằng Lightsail này chỉ có ubuntu thôi à bạn
    2. Thằng Lightsail này nếu config chạy với xenforo 2 có ổn ko bạn ( mình đang chạy xf 2 với centos 7 rất ổn định nên phân vân )
    3. Nó có cho dùng thử để mình test code ko b

    Reply
    • 1. Hiện tại Lightsail hỗ trợ CentOS, openSUSE, FreeBSD, Debian, Ubuntu và Amazon Linux
      2. Lightsail chỉ là cái tên gọi của dịch vụ VPS thôi mà, liên quan gì tới việc bạn cài hay config app, script … nhỉ?
      3. Bài viết về Amazon Lightsail mình có nói rõ họ có cho free dùng 1 tháng rồi mà nhỉ? (https://bibica.net/amazon-lightsail/)

      Tổng thể tùy nhu cầu bạn dùng cho cái gì? traffic ra làm sao để chọn gói phù hợp, còn thuần túy nói về ping, speed và đặc biệt là uptime thì Amazon Lightsail gần như thiên hạ vô địch ở cái mức giá $3.5/ month hiện nay rồi

      Dùng gift card thì bạn chỉ tốn tầm $15 cho gift card $150 trong 1 năm sử dụng, dễ hiểu hơn là bạn có thể dùng gói $10/month với sơ sơ 2Gb RAM 😀

      1 tháng thực tế tốn có $1.25 mà có con VPS 2GB RAM ping, speed và đặc biệt là uptime nói ngắn gọi là chấp hết các thể loại (http://monitor.bibica.net/publicreport/gwv1lv4l/147562/3/934996)

      Mình dùng gói rẻ nhất 512 MB RAM location Singapore từ giữa tháng 4 tới giờ là đầu tháng 10, nôm na là gần 6 tháng, mà nó chỉ down tầm 10 phút, tỷ lệ uptime đang là 99.996%

      Nói chung từ ngày dùng nó xong gần như mình chẳng cần quan tâm tới VPS nữa :]]

      Reply
      • Cảm ơn đã rep!

        Nhưng mình tham khảo qua 1 vòng thì I/O của thằng Lightsail này kém quá
        Kém xa so với Vultr hay các nhà ncc khác nổi nổi hiện nay
        Nhu cầu cũng ko có nhiều
        Có web WP 5k post ngày ~1k visit thôi nhưng ngày nào cũng backup code lại và ném lên google drive ( code khoảng 6GB )
        Sợ với tốc độ I/O như vậy sẽ bị nghẽn và treo vps.
        Lăn tăn!

        Reply
        • Nếu thế UpCloud có vẻ hợp nhu cầu, I/O đám UpCloud thì gần như thiên hạ vô địch rồi 😀

          Có điều thi thoảng nó cũng down ít phút, mình không thích downtime nên mới move sang Amazon thôi

          Chuyện backup mà làm nghẽn hay treo VPS thì là do phương pháp không đúng, cái này là vấn đề kĩ thuật thôi

          Lightsail tổng thời gian backup và up lên Google Drive cho thèng bibica.net tầm 2 phút (data khoảng 1GB)

          Nói chung thực tế làm sao thì vẫn phải chạy thử mới rõ được, Lightsail hay UpCloud đều cho trial để dùng mà 😀

          Reply
  5. Cách trỏ domain theo kiểu file host trước mình vẫn dùng từ lâu lắm rồi xong đến lúc chuyển từ http sang https ko dùng được nữa. Hơi bực, giờ vẫn phải trỏ domain sang ip mới làm được. Hơi bực vụ này nhưng ghét mấy cái vụ chrome nó cứ hiện ko bảo mật hoài nên cài nó cho đẹp thôi :))))

    Reply
  6. Mình cũng dùng Duplicator mà bản free cho 300mb sources code với data mà sao Lightsail gói 512mb toàn báo 504 gateway time out mỗi khi build file back up nhỉ? Có sửa thử max_execution_time từ 300 lên 1000 vẫn bị lỗi. Bình thường chạy back up trên gói cloud linux hosting bèo nhất của Mắt Bão (512mb ram) thì cũng sources code này nó chạy ngon. Giờ chuyển lên lightsail + webinoly thì lại ko back up dc :v

    Reply
    • Đang dùng bản free, hình như phải chạy qua php, nó rất phí, google kiếm bạn xịn rồi chạy qua Shell Zip để khỏi phải gặp mấy rắc rối kiểu này nữa 😀

      Reply
  7. mng cho mk hỏi là mk đang muốn thay code và database wordpress trên aws mà ko biết thay nnao. Ai biết chỉ giúp mk với ạ

    Reply

Leave a Comment