WordOps

WordOps là một install script, tương như như EasyEngine v3, giúp bạn tự động cài đặt một webserver sử dụng NGINX + HTTP / 2 + HHVM/PHP7 + MARIADB +  REDIS CACHE …. hoàn chỉnh phục vụ riêng cho WordPress

Thực tế là EasyEngine quá tốt, nên sau khi họ ngừng mãi ở v3, gần 2 năm mới ra mắt v4, rất nhiều người mới phải viết các install script khác, Webinoly hay WordOps ở bài này mình nói tới cũng thế, họ kế thừa cấu trúc và các điểm mạnh của EasyEngine, tiếp theo đó là thêm thắt 1 chút về cấu hình, cập nhập php, mysql, nginx … lên bản mới, cá nhân mình vẫn đánh giá cao EasyEngine về tổng thế, tuy thế v4 sau này họ đi theo 1 cái hướng gì đó mà mình không hiểu 😀 

Cài Đặt WordOps

Bước 1: Chọn Hệ Điều Hành

  • Ubuntu 16.04 LTS hoặc 18.04 LTS 
  • Debian 8 (jessie) hoặc 9 (stretch) 

Bước 2: Port Yêu Cầu

  • 22 port mặc định của SSH
  • 80 port mặc định của HTTP
  • 443 port mặc định của HTTPS
  • 22222 port để quản trị admin cho WordOps
  • 1137  port tới GPG Key Server

WordOps yêu cầu mở các port đó để chạy, trong trường hợp bạn dùng các nhà cung cấp lạ lạ, họ block hết tất cả các port như Google Cloud Platform, Amazon thì vào mở ra, còn dùng các nhà cung cấp VPS thông dụng như Vultr, Linode, DigitalOcean, UpCloud … thì khỏi cần làm gì thêm cả, mặc định họ mở sẵn tất cả các port rồi

Ở bài này mình dùng VPS UpCloud, gói rẻ nhất, chạy Ubuntu Server 18.04 LTS

2019-04-24_22-25-56

Thông tin bản OS sạch sẽ chưa cài WordOps là như thế:D

Bước 3: Cài Đặt Script Với Lệnh Sau

wget -qO wo wops.cc && sudo bash wo

WordOps hỏi thêm tên và email lúc cài, điền vào là được

Bước 4: Các bước sau khi cài đặt

Kích hoạt tính năng bash_completion

source /etc/bash_completion.d/wo_auto.rc

Cài đặt các stacks cho WordOps

wo stack install

Về bước 4, thì thú thực mình không rõ sao WordOps họ không tích hợp luôn vào bước 3, bắt end user cứ phải ngồi gõ thêm vài câu lệnh lại làm gì?

2019-04-24_23-05-44

Cài xong WordOps và các stack nó yêu cầu, thì thông số VPS lên như thế, cũng không rõ lắm sao họ lại không chạy RAM ảo?

Bước 5: Cài Website Chạy WordPress

wo site create bibica.review --wp --php73 --letsencrypt

Thay bibica.review bằng domain của bạn là được

Trong đó –wp là cài đặt Wordpress, –php73 là chạy trên bản PHP 7.3, –letsencrypt là cài thêm https sử dụng Let's Encrypt SSL, không cần https hay PHP 7.3 thì bỏ các dòng đó đi là được 

Một số thứ sau khi cài xong, bạn có thể muốn thay đổi, như cho chạy trên php 7.2, tắt chạy qua ssl, hay xóa site, đổi sang chạy cache …. thì có thể tham khảo thêm các commands tại đây.

Nó rất đơn giản, y chang cấu trúc của EasyEngine nên rất dễ quen

2019-04-24_23-51-43

Tổng thể thì khi cài đặt xong xuôi 1 trang WordPress cơ bản thì sử dụng hết nhiêu đó phần cứng 😛

Mình chạy sơ vài vòng, thì thấy nó rất nhanh, ổn định, đơn giản, tuy thế WordOps cũng … chỉ na ná EasyEngine v3 hay Webinoly về hiệu năng, họ có đổi sơ 1 số thứ, như không dùng gzip mà dùng hẳn sang brotli, cho khả năng nén file tĩnh tốt hơn, tuy thế, brotli từ Cloudflare vẫn … tốt nhất, Nginx, PHP, MariaDB … mới hơn với cá nhân mình cũng không quá quan trọng, thực tế thì với bản EasyEngine v3 có từ rất lâu, bạn cũng rất khó nhận biết sự khác biệt giữa php 7.2 và php 7.3, dù lý thuyết php 7.3 nhanh hơn 7.2 😀

Ưu điểm của WordOps cũng giống như EasyEngine v3, bạn có thể tùy biến site rất nhanh, thay đổi, bật tắt các loại cache, ssl, phiên bản php … tất cả chỉ là vài câu lệnh, tuy thế thường mình cũng chỉ chạy đúng 1 dòng “wo site create bibica.review –wp –php73 –letsencrypt” ở trên là thôi, rất hiếm khi nào nhìn thêm các câu lệnh nào

Nói chung là giới thiệu thêm, cho bạn nào thấy thèng nào hợp ý thì dùng, tổng thể EasyEngine v3, Webinoly, WordOps đều đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả và hiệu năng na ná nhau, chênh lệch nếu có là rất ít, phải dùng các tool chạy benchmark mới thấy sự khác biệt 😀 cá nhân thì mình nghiêng nhiều về tốc độ nên vote cho Centmin Mod hơn 1 tẹo 😀 còn dùng thông thường thì gần như sấp xỉ nhau cả, dùng cái nào cũng được, tất cả các install script được nhắc tới trong bài, đều đã có hàng ngàn trang sử dụng, nên không cần bàn về chất lượng 😀


Related Posts

  1. EasyEngine v4 Stable Release
  2. Giới thiệu và đánh giá về RunCloud
  3. EasyEngine vs Centmin Mod vs RunCloud vs Webinoly
  4. Webinoly - Đơn giản và mạnh mẽ
  5. Centmin Mod LEMP Web Stack – UPDATE 2022

19 thoughts on “WordOps”

    • PHP không thì không bàn, có điều thường mỗi bản PHP họ tích hợp, biên dịch … đủ các thứ kèm theo khá là phiền, tự làm rất dễ sinh lỗi

      Thực tế mình cũng đang chạy php 7.2 gốc từ Centmin Mod cho thèng bibica.net 😀

      Còn thích sang hẳn php 7.3 thì mình thấy dùng WordOps hay Webinoly cho nhanh, họ tích hợp cả rồi, đỡ phải tốn thời gian mày mò

      Nhiều dịch vụ hosting vẫn đang chạy mặc định PHP 5.6 thì phải 😀

      Reply
    • Webinoly thì mình cũng recommend mọi người dùng, nó đơn giản, bạn chẳng cần biết gì nhiều, vào copy 1-2 dòng vào là xong 😛

      Nói chung là dùng EE, Webinoly, WordOps đều ổn, vì nó na ná nhau cả 😛

      Reply
  1. Cả 3 thằng này đều bị tạch MySQL khi chạy các site nặng. Riêng ee v4 thì không thấy tạch. Mình chỉnh lại một vài thông số EP, RAM,… thì chạy tẹt ga như bản v3 :v

    Reply
    • Tạch MySQL thì thèng nào chẳng tạch, mỗi cái kiểu như có thèng nó tự chạy cron, check các service, nếu thấy tắt nó tự restart lại

      Xưa có nói chuyện với tác giả webinoly, họ nói vì nhiều lý do, không muốn làm thế, end user nào thích thì tự cài vào 😀

      Mà hình như Centmin Mod cũng có chỉnh làm sao ấy, đó giờ không thấy database bị văng lỗi 😛

      Reply
  2. một tùy chọn khác (LEMP + WordPress) là SlickStack: https://slickstack.io

    tính năng độc đáo là “plugin blacklist” để bảo vệ chống phần mềm độc hại và plugin xấu

    cũng bao gồm một số plugin MU miễn phí từ LittleBizzy để có hiệu suất và SEO tốt hơn

    Reply
    • Coi sơ thì tay tác giả SlickStack có vẻ khá cùng quan điểm với mình về vấn đề SSL, hãy bỏ qua 1001 các vấn đề rắc rối khi “tạo” và “gia hạn”, dùng quách SSL từ Cloudflare cho lành :]]

      Reply
    • “AWS/Amazon/Lightsail. Rapidly creating a dominant monopoly that independent teams and businesses should not patronize, frankly. Poor support.”

      Cơ mừ đọc xong câu này thì thiệt không muốn thử SlickStack nữa luôn 😀

      Reply
      • Dù sao thì ý kiến của người viết blog không ảnh hưởng đến phần mềm (tôi vẫn có thể cài đặt trong Amazon)

        Ai muốn sử dụng Amazon? hỗ trợ khủng khiếp, trung tâm dữ liệu hạn chế (và bí mật) và rất tốn kém

        bạn có thể sử dụng (ví dụ) DigitalOcean tại Singapore + CloudFlare tại Việt Nam / Châu Á (mạng CDN rất lớn trên toàn thế giới)

        Reply
        • Mình chỉ nói ngắn gọn, là đọc xong dòng đó trên slickstack.io thì mình chẳng cần nhìn thêm bất cứ thứ gì tay đó viết nữa 😀

          Reply
          • có lẽ bạn không có lý do chính đáng … chỉ là bạn không hiểu các lệnh Bash tôi nghĩ;)

            hiệu suất tốt hơn nhiều so với WordOps – dù sao bạn cũng chọn

  3. Admin và các bạn cho hỏi khi cài ssl thì báo lỗi thế này, chỉ giúp cách khắc phục. Thanks

    Your domain is properly configured but acme.sh was unable to issue certificate.
    You can find more informations in /var/log/wo/wordops.log

    Reply
  4. bibica ơi hướng dẫn cài đặt thêm phần WordOps with a remote MySQL server đi ạ. Mình có thử nhưng toàn gặp lỗi

    Reply
    • Remote MySQL server thì chỉ là điền info của database vào cho đúng là được

      Xem host đang dùng có đang chặn port kết nối ra ngoài không?

      Reply

Leave a Comment