EasyEngine v4 Stable Release

EasyEngine là một *UNIX script dành cho hệ điều hành Ubuntu/Debian giúp bạn tự động cài đặt một webserver sử dụng NGINX + HTTP / 2 + HHVM/PHP7 + MARIADB +  REDIS CACHE hoàn chỉnh phục vụ riêng cho WordPress. (bạn chỉ cần gõ tổng cộng đúng 2 dòng lệnh là xong)

Trước đây tầm 10 năm, cá nhân tôi gần như chỉ dùng hosting share, dịch vụ họ sẽ cấu hình 1 con server cấu hình khủng hoảng, xong chất đống 500-2000 cái site lên đó, điểm lợi là chi phí thấp tầm $1-2/ tháng, tận dụng được server khủng, nếu dịch vụ còn mới, chưa nhiều site bỏ vào thì chạy cứ gọi là xé gió 😀 nếu dịch vụ config tốt thì nó có thể còn nhanh hơn so với mấy cái server thuê $100-200 / tháng mà tay quản trị kém đấy

Nói chung config server nó là một cái gì đó rất xa vời với hàng tá dòng lệnh, rất mệt, sau đó cách đây cỡ 1 năm, tình cờ mua nhằm cái VPS bên Vultr, mới biết hóa ra giờ có rất nhiều dịch vụ và rất nhiều code làm sẵn, bạn chỉ việc copy 1-2 dòng code sang là nó tự động làm toàn bộ các thứ từ A->Z, mất chỉ từ 10-> 30 phút là bạn đã có 1 cái server config hoàn chỉnh để có thể sử dụng 😀

EasyEngine được viết riêng cho WordPress, với mục đích phục vụ số lượng truy cập cực lớn với cấu hình gần như tối thiểu, NGINX + PHP 7 thì gần như là chìa khóa chính cho WordPress rồi, chạy tít mù, bạn có thể dùng thêm Redis Cache có sẵn trong EE hoặc dùng bất cứ plugin cache khác tùy thích.

Về database thì EE đang dùng MariaDB thay cho MySQL, tôi cũng chẳng rõ thèng nào hơn thèng nào kém, vì so thử cái bảng thấy cái công ty to nhất vẫn chọn lựa qua lại 2 thèng này, không có gì tuyệt đối cả

Tôi chưa xác định cụ thể được con số khách có thể truy cập cùng lúc với EasyEngine, vì họ quảng cáo là config riêng để chịu tải, tuy thế khi thử ở các bài test như loader.io thì với cấu hình cơ bản có sẵn sử dụng REDIS CACHE nó có thể chịu tải với 10.000 lượt truy cập trong 1 phút là vẫn thoải mái ở tốc độ bình quân < 500ms (0.5s), ah, còn nếu không dùng bất cứ cái gì để cache thì cỡ 250 truy cập 1 phút là … sập server :]]

Tôi cũng thử một vài script khác, với công dụng tương tự như EE thì phần nhiều cảm giác nó không nhanh và mượt bằng, trong thời gian khoảng 1-2 tháng nay test kĩ lại thì gần như không thấy lỗi gì từ, mọi thứ ổn, lỗi nếu có đa phần do nghịch hoặc test thôi, search review thì thấy rất nhiều người đánh giá EE tốt, gần như cài xong là chạy luôn, không phải làm thêm gì liên quan tới phía server nữa cả

Cài đặt EasyEngine

Bước 1: Chọn Hệ Điều Hành

  • Ubuntu 12.04, 14.04, 16.04 và 18.04
  • Debian 7 và 8

Bên trên là các hệ điều hành EE hỗ trợ, bạn có thể chọn cái nào tùy thích, cá nhân thì tôi chọn Ubuntu 16.04 64 bits, nhớ trước khi cài EE thì không cài thêm cái gì trên đó, để clear như ban đầu là được, lỡ nghịch phá lung nhiều quá thì cài lại server là được

RAM họ recommend 1GB. Nếu bạn chỉ có 512MB RAM thì EE sẽ tạo thêm 1GB từ ổ cừng để làm swap

Nói chung đừng quá lo lắng nếu thiếu RAM, vì như thèng ngoirungdui.com mình đang dùng gói thấp nhất của Vultr, RAM 512 mà chạy loanh quanh hết có 200-300 RAM thôi :]]

Bước 2: Port Yêu Cầu

  • 22/TCP (Inbound/Outbound) : Standard SSH port
  • 80/TCP (Inbound/Outbound) : Standard HTTP port
  • 443/TCP(Inbound/Outbound) : Standard HTTPS port
  • 22222/TCP (Inbound) : To access EasyEngine admin tools
  • 11371/TCP (Outbound) : To connect to GPG Key Server

EE yêu cầu mở các port đó để chạy, trong trường hợp bạn dùng các nhà cung cấp lạ lạ, họ block hết tất cả các port như Google Cloud Platform thì vào mở ra, còn dùng các nhà cung cấp VPS thông dụng như Vultr, Linode, DigitalOcean … thì khỏi cần làm gì thêm cả

Bước 3: Cài Đặt Script Với Lệnh Sau

wget -qO ee rt.cx/ee && sudo bash ee

Nó hỏi thêm tên và email lúc cài, điền vào là được, nói chung thật sự thì cài nó đơn giản quá, vào trang chủ coi là thấy rồi, mình copy lại cho vui là chính ^_^

Bước 4: Cài Website Chạy WordPress

ee site create example.com --wp --letsencrypt --php7

example.com thay bằng domain của bạn, không cần quan trọng thêm www đằng trước, EE họ tự làm cả rồi

-wp chọn tùy chọn này nếu là bản WordPress mặc định, không cache

Thay bằng:

-wpsc nếu dùng WP Super Cache

-w3tc nếu dùng W3 Total Cache 

-wpfc nếu dùng Nginx cache 

-wpredis nếu dùng Redis cache 

-letsencrypt dòng này để cài thêm HTTPS (SSL/TLS), nói chung thời điểm thì bạn đọc được dòng này EE đã hỗ trợ HTTP2 rồi, có dòng đó nó tự config cả rồi hé 😀

-php7 mặc định thì EE chạy PHP 5.6, mình cũng chưa rõ lắm tại sao, vì thật sự PHP 7 đã được 99% số người dùng công nhận là tốt hơn PHP 5 rồi, tuy thế sẽ có một vài theme, plugin viết chưa hết trên PHP 7 chạy sẽ có lỗi, cái này bạn có thể cân nhắc, còn mình thì từ lúc chạy tới giờ chỉ thấy P3 (Plugin Performance Profiler) mà có vấn đề với PHP 7 thôi, còn lại các thứ ổn cả

-hhvm thật tình thì cái tùy chọn dùng HHVM (HipHop Virtual Machine) mình không chắc là có tốt hơn trên các VPS 512 MB RAM không, nó được Facebook tạo ra và HHVM đòi hỏi nhiều bộ nhớ tổng thể hơn PHP 7, vì lý thế HHVM không được khuyến khích sử dụng trên các máy chủ có bộ nhớ RAM ít hơn 2 GB, tuy thế mình không thấy EE họ đã động gì cả, họ chỉ khuyên là nên dùng nginx với HHVM, option này thì tùy bạn, cứ thử, thấy ổn hơn thì dùng, thấy không thích thì chỉ cần thay bằng -hhvm=off để bỏ đi là được

OK, các thứ cơ bản là thế, như mình cài cho thèng bibica.review sẽ là

ee site create bibica.review --wpredis --letsencrypt --php7

Ta có 1 trang WordPress chạy NGINX + HTTP / 2 + PHP7 + MARIADB +  REDIS CACHE với tốc độ xé gió và độ chịu tải trâu chóa chỉ với đúng 2 dòng lệnh 😀

Bạn có thể kiểm tra lại bằng dòng lệnh:

ee site info bibica.review

Thấy cái thông tin khớp hết là được 😀

Information about bibica.review:

Nginx configuration wp wpredis (enabled)
PHP Version 7.0
SSL enabled
SSL PROVIDER Lets Encrypt
SSL EXPIRY DATE Mon Feb 26 11:01:16 UTC 2018

access_log /var/www/bibica.review/logs/access.log
error_log /var/www/bibica.review/logs/error.log
Webroot /var/www/bibica.review
DB_NAME bibica_review
DB_USER bibica_review
DB_PASS xxxxxxxxxxxx

Bước 5: Thay Đổi Cấu Hình Website

Vì vì lý do nào đó, như bên trên bạn đang dùng giá trị -wp mặc định hoặc -wpredis (dùng Redis cache) mà bạn muốn đổi sang dùng WP Super Cache hoặc W3 Total Cache thì có thể dùng thêm lệnh “ee site update

ee site update example.com --wp

Thay example.com --wp bằng các giá trị bạn muốn vào là được, ví dụ mình đổi thèng bibica.review từ Redis cache sang W3 Total Cache thì sẽ gõ dòng sau:

ee site update bibica.review --w3tc

Bạn có thể tham khảo thêm các lệnh khác của EE tại đây

https://easyengine.io/docs/commands/

TIPS: cá nhân thì mình nghĩ bạn chỉ cần sử dụng thêm -php7 khi tạo site mới so với mặc định của EasyEngine là đủ, thậm chí cấu hình mặc định của EE chạy PHP 5.6 cũng rất tốt, nó hiệu quả và nếu có lỗi gì đó, bạn sẽ dễ tìm ra hơn, letsencrypt (https) hay hhvm thật sự là không cần thiết

ee site create bibica.review --wp --php7

Các thứ cơ bản sơ bộ là thế, nói một cách công tâm thì hiện tại với mình EasyEngine khá hoàn hảo, cài đặt các thứ nhanh gọn lẹ, hiệu năng tuyệt vời và đặc biệt còn miễn phí, tính cách tay leader của nhóm này cũng rất bá đạo, rất hợp với mềnh, cái vấn đề gì không biết, không thích, hắn nói luôn, nhanh gọn “dùng thêm … thì bọn teo dự đoán có thể tăng thêm 5-10% hiệu năng, tuy thế chúng teo phải bỏ thời gian đọc lại toàn bộ cái … đó rồi viết lại lại toàn bộ hệ thống, thế thì tại sao bọn teo lại không tiếp tục đào sâu vào NGINX, tận dụng cho hết cái đang có rồi hãy nghĩ tới cái khác”, thiệt wá sức bá đạo 😀

Tiếp theo khi tham khảo WP Rocket hay các sản phẩm cache khác, thì thấy hắn phang nguyên 1 câu “bọn mài cần cache?, chúng teo đã đã tích hợp Redis cache, một hệ thống cache tuyệt vời, và chúng teo thấy không cần phải thay đổi cái gì nữa”

Vâng, và khi bạn đang đọc tới đây, thì EE vẫn đang ngừng ở EasyEngine 3.7.4, họ có kế hoạch để lên v4 từ rất lâu, tiếc là vì rất nhiều lý do, tới giờ vẫn đang chựng lại, tay leader cũng nói, hắn thật sự không hài lòng với bản v3, vì bản đó khi làm, hắn bận 1 số chuyện nên không tham gia hết được, và hắn giận dữ nói rằng “có rất nhiều thứ ở bản v3 mà tôi rất tiếc, chúng khá tệ và thật sự tôi không hài lòng, rất nhiều người phàn nàn về Let'sEncypt, 1 tính năng mà không có sự tham gia của tôi, tôi hi vọng từ bản v4 mọi thứ có thể đúng ý hơn, và chúng tôi đang cật lực giải quyết để có thể ra mắt v4 sớm”

Dự án v4 được bắt đầu vào cỡ 10/2016 và giờ, khi bạn đọc bài này 01/12/2017 nó vẫn chưa ra đời :(( rất nhiều người khen ngợi EE, nhưng cũng rất nhiều người lo lắng cho nó, hệ thống server cần update mỗi ngày, Nginx, PHP và MariaDB lỗi tìm ra rất nhiều, không hệ thống nào dậm chân tại chỗ cả năm như thế mà tồn tại tiếp được cả, vì thế rất nhiều người đã chuyển sang dùng các script khác, update nhanh hơn, Centminmod chẳng hạn

Thật sự thì trong khoảng 10 năm trở lại đây, mình không có rớ tới cái này, thành ra mù tịt nhiều thông tin, nhưng với EasyEngine phải cho họ một lời khen, một sản phẩm tuyệt vời

Update 04/12/2017

Trong trường hợp bạn cần 1 scipt hiệu năng cao hơn và các phiên bản mới hơn thì có thể thử Centmin Mod, tốc độ load trang phải nói là kinh hoàng, setup chỉ cần mặc định, chưa cần sửa thêm gì là đủ xé gió, thuần túy tốc độ, nó phải nhanh gấp rưỡi so với EasyEngine đấy hoặc bạn cũng có thể thử thêm Webinoly, đây là script mình đang dùng cho thèng bibica.net

Update 31/03/2018

Kế hoặc v4 vẫn đang chưa ra mắt, nhưng họ mới phải ra v3.7.5 để fixed lỗi pymysql3, đúng ra họ nghĩ sẽ ra v4 rồi fixed một lần luôn, nhưng không ngờ kế hoạch v4 bị hoãn vô thời hạn, hôm nay bà con chửi bới wá mới phải fix gấp :]]

Mình  vẫn  đang dùng EasyEngine cho thèng ngoirungdui.com 😀 125 ngày mà hoàn toàn không phải  rớ tới cái gì liên quan tới VPS, hoạt động vô cùng ổn định :]]

Update 29/05/2018

EasyEngine v3.8 được phát hành và hỗ trợ Ubuntu 18.04 LTS

Cá nhân mình vẫn đang hài lòng với Ubuntu 16.04, tuy thế EE họ khuyên là nên dùng bản Ubuntumới nhất, 18.04, chắc ít hôm nữa mình sẽ chuyển sang dùng xem thế nào 😀

Update 12/06/2018

EasyEngine V4 Beta-1 được phát hành để thử nghiệm 😀

Update 09/12/2018

EasyEngine v4 Stable Release vào ngày 22/11/2018, theo tác giả thì họ mất ~ 10.000 giờ làm việc để có thể hoàn thành v4, để bạn dễ hình dung thì là gần 14 tháng 😛 

Comment policy: We love comments and appreciate the time that readers spend to share ideas and give feedback.
Notes: However, those deemed to be spam or solely promotional will be deleted.

You can create a Gravatar account, add avatar, then use that email to comment here, your account will have a more beautiful Avatar, easier to recognize with other members.

Please use real emails, you can receive notifications when comments are replied