Bể tép v4 Blue Bolt

Tạm thì v1 mình nuôi PRL, v2 Wine Red, v3 Sula, thành ra v4 mình nuôi Blue Bolt thôi

Setup thì như clip hướng dẫn của bé Thiện, là quá chuẩn chỉ rồi, và gần như rất khó sai gì nếu làm y chang clip đó

Ở bể v4 này mình chỉ thử lại khoản cấy rêu tảo thôi, phần vì cũng đang có mấy bể kia ngắm, phần vì set xong cũng phải có tiền để mua tép nữa không gấp, thành ra tranh thủ thử lại vụ rêu tảo

Nói chung khoản rêu tảo, thì cũng khá lăn tăn là cần hay không cần, lý thuyết rêu tảo là thức ăn tự nhiên mà tép thích ăn nhất, siêu sạch và giúp tăng tỷ lệ tép con sống một cách tự nhiên và hiệu quả nhất, thậm chí trong trường hợp bạn đi công tác hay bận rộn gì, 1 bể có rêu tảo, cũng đủ cho tép sống 1-2 tuần không cho ăn là bình thường

Ờ, tuy thế thường đánh rêu tảo, nó rất khó, nhất là với mấy thành phần đánh lần đầu như mình :]] bởi không chắc là sẽ đánh đúng ra xanh, có khi lại vàng khè, cháy rụi thì bách cả nhục

Do đây là bể thứ 2, setup theo phong cách Đài, nên mình sẽ cố gắng giải thích các ý, vì sao phải chọn phần cứng và setup như thế để anh em nào có đọc cũng hiểu thêm 😀 không phải cứ thích là chọn, không phải cứ thích là nhét vào, tuy thếđây cũng chỉ là kiến thức sau tầm 1 tháng dùng kiểu setup này, nên cũng không chắc đúng hay sai về lâu dài 

Thông số phần cứng:

8ebae06fd5e82eb677f9
1. Bể 60 x 30 x 36 (theo mình đây là 1 tỷ lệ đẹp để ngắm và nuôi tép)

Về dài rộng, bao nhiêu thì tùy thích của bạn, chủ yếu không nên để mực nước quá 35cm, tép nó hơi ngáo, còn lỡ bể cao quá 40cm thì cố gắng hạ mực nước xuống tẹo, nói chung khoản kích thước cho bể tép không quá cố định, mình thì thích dùng 2 kích thước là 60 x 30 x 36 và 40 x 30 x 30

2. Nền ADA Amazonia Ver 2 (bao có màu bạc)

Nói chung nền cho bể tép, với mình nó có 2 tác dụng chính, 1 là ổn định PH, 2 là tạo chỗ bám, đứng cho tép, mà gần như 99% các loại nền thủy sinh ngoài thị trường đều có công dụng thế cả, nên lý thuyết bạn thích dùng nền nào cũng được 😀
Tuy thế nền ADA luôn được anh em chơi tép màu và tép ong recommend sử dụng, nhờ khả năng ổn định PH, đã qua kiểm nghiệm thực tế hàng trăm ngàn bể và từ hàng ngàn người chơi khác 😀
Có điều xưa minh kiếm không thấy bao Ada v1, nên mua bao v2 dùng tạm 😀 theo nhiều anh em thì v2 nó ổn định PH không tốt lắm so với v1, có điều do vấn đề PH, nước đầu vào của mình, nó cũng cho con số khá hợp với tép ong rồi, nên mình cũng không quá quan trọng nền Ada v1 hay v2, nhà có gì dùng nấy thôi 😛

Update: bổ xung thêm 1 ít ý về nền cho bể tép
Trước đây, khi vừa nuôi bể v1, chưa có tép con, mình thường không quá quan trọng về nền, tuy thế khi bể v1, bắt đầu có tép con, mình đọc thấy 1 số khái niệm về acid Fulvic, nôm na nó là một chất màu nâu vàng được tìm thấy trong vật liệu tự nhiên như shilajit, đất, than bùn, than đá và các vùng nước như suối hoặc hồ, axit Fulvic được hình thành khi thực vật và động vật bị phân hủy 
Thông thường, ta thường tập trung vào việc cung cấp thức ăn, vitamin, khoáng chất với hi vọng tăng được tỷ lệ sống của tép con, tuy thế tép mới đẻ, size dưới 0.6cm thường có tỉ lệ sống rất thấp (dưới 40%) nếu môi trường sống của chúng thiếu acid Fulvic, đơn giản bởi vì chúng chưa thể tự hấp thụ chất khoáng như tép trưởng thành được. 
Và trong nền Ada, phần lớn đều có khá nhiều thực vật bi phân hủy, 1 trong các thứ có thể tạo ra acid Fulvic -> dùng nền Ada, bạn có thể cải thiện tốt hơn tỷ lệ sống của tép con 😀

Đọc tới đây, chắc bạn sẽ thấy nghe thì có lý, nhưng có vẻ …. không thuyết phục :)) tại nếu đã biết được nguyên nhân do acid Fulvic thì thiếu vẹo gì cách, từ các cách nhân tạo, như loại acid Fulvic chuyên dụng nước đen Shirakura Black Water Fulvic+, hay đơn giản là lấy lá bàng khô thả vào bể, khi mục rũ ra, nó cũng tạo thành các acid Fulvic, tự nhiên và an toàn, đâu nhất thiết phải cứ bắt buộc dùng nền Ada nhỉ 😀

Chưa kể là vấn đề liều lượng ra làm sao? cũng không thấy nhắc tới, chỉ thấy 1 thèng khoe, bể khi có acid Fulvic, tỷ lệ sống của tép con là 100% :]]


3. x2 Lọc bio vi Qanvee QS-200A (vật liệu lọc Matrix) (sủi oxy dùng loại nào tùy nhu cầu)
Lọc cho bể tép, có lẽ là 1 vấn đề quá khó đỡ, thú thực nếu không thấy hình ảnh các trại Đài dùng full lọc bio, thậm chỉ cho các bể dài cả mét, thì mình không bao giờ dám chỉ dùng lọc bio 😀 mà ở các trại họ còn không thèm dùng cả VLL, chỉ dùng bông lọc để chứa vi sinh 😀  vì mình có xem các bài viết thời 2010 của các trại, khi nói về hệ thống lọc cho bể tép, đều siêu khủng hoảng, đầu tư rất kinh 😀

4. Bột vi sinh all in one shrimp powder

Đúng như tên gọi AIO, vừa cung cấp vi sinh, vitamin, thậm chí còn là thức ăn giai đoạn đầu cho tép, phải nói sau khi dùng, mình phải công nhận người nghĩ ra cái bột này, quá giỏi, họ tạo thành 1 vòng tuần hoàn, giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề, và mình đánh giá nó cao hơn tất cả các loại vi sinh khác đang có ngoài thị trường, do cách nó hoạt động 😀 cái này mình sẽ nói chi tiết khi tới phần setup bể

5. Khoáng nutrafin
Nói chung khoáng này nó tạo TDS và GH phù hợp cho tép ong, thành ra nhiều trại dùng, nhiều trại dùng tốt thì giới thiệu lại cho các người mua tép dùng theo, dần dà nhiều người dùng thấy tốt, chứ thực tế khoáng này ban đầu, hãng làm ra mục đích là cho cá, chứ không phải chuyên cho tép 😀


6. Đèn AquaBlue
Nói chung tại nó rẻ và có cái nút power bật tắt ngay trên đèn, tiện thì mình cũng đặt và dùng thôi

7. Mầm tảo IWON Nói chung nó giúp bạn khởi tao rêu tảo nhanh hơn, cũng không có gì đặc biệt, bạn có thể dùng nó hoặc xin 1 ít nước từ các bể có sẵn mầm tảo về chạy cũng được


8. Vi sinh Stability
Lần này mình dùng thêm 1 ít vi sinh Stability, tại thiệt là cái bột AIO nếu làm như setup bé Thiện chỉ, nó sẽ nằm trên nền, mà lúc cấy rêu tảo, thường 1-2 tháng để lâu quá mình sợ tép ăn vào đau bụng :]] thành ra giai đoạn đầu cấy rêu, mình sẽ dùng Stability, cấy xong xuôi hết rút nước thì mới bỏ thêm vi sinh all in one shrimp powder vào thêm 

9. 1 ít cám thức ăn để nuôi rêu tảo
Khi cấy tảo vào, bạn cần 1 ít thức ăn, để tảo nó phát triển, nói chung có thức ăn gì thì cứ bỏ vào

Nước RO: TDS 1, GH 0, PH 5.0-5.3
Nhiệt độ: Phòng máy lạnh bật 24/24 để 21-25 độ tùy nứng 


Nói chung phần cứng nó cơ bản như bể v2, chỉ thêm 1 tẹo liên quan tới rêu tảo thôi
Setup bể:

Nói chung như clip bé Thiện chỉ thôi, mình viết lại thêm cho cụ thể tẹo 😛

cf889ec95f4fa411fd5e

Rắc 2 thìa vi sinh all in one shrimp powder trực tiếp xuống mặt kiếng của bể
8dd9e29d231bd845810a
Rài đều đề các chỗ ra là được 😛

Đổ nền, bữa nay xài thêm cái ly để đong, nên áng chừng cho bể 60 x 30, cần tầm 1.3L Ada 😀 nói chung cứ rải mỏng che không nhìn thấy kính, bằng phẳng , đừng để lồi lõm cao thấp quá là là được 😀

Nền nó sẽ cung cấp dinh dưỡng ngược lại cho vi sinh all in one shrimp powder, nếu bạn rắc 1 ít lên mặt trên của nền, nó sẽ tạo 1 ra 1 lớp màng vi sinh rất lớn

Về lý thuyết, nền dày giúp ổn định PH tốt hơn, có điều nó dễ làm chỗ trú cho sán, tích tụ khí độc, gây chết tép lai rai, nền dày cũng làm thời gian cycle lâu hơn, mà lâu hơn thì lâu có tiền hơn, tại phải dùng thêm các hệ thống lọc đáy, tốn chi phí

Kết quả là họ nghĩ ra cách setup nền thật mỏng, ban đầu mình nghĩ nền quá mỏng, thì rất khó kéo PH lên, như bể mình nước đầu vào chỉ 5-5.3, hơi thấp, có điều khi set ở bể v2, thấy nền dày 1cm, nó cũng kéo từ 5-5.3 -> 6.3 khá ngọt sau tầm 3-4 ngày, nên đợt này mình set mỏng nhất có thể luôn, một số người khác muốn ổn định PH tốt hơn, họ lấy mấy cái bọc đưng VLL, hoặc làm mấy cái box mica nhỏ nhỏ, nhét phân nền vào đó, rồi tống ở 1 góc, cũng khá là thẫm mỹ và hiệu quả, khoản này thì chắc qua bể sau mình sẽ thử set kiểu đó 😀

Mình thì thích kiểu set mỏng thế này hơn, phần vì sán khó có chỗ trốn, ngắm bể đẹp hơn, phần vì đỡ tốn kém nữa, 1 bao có khi set đủ 5-8 bể 😀

Thực tế nước sau 1 thời gian nước vào bể, vì 1001 lý do (lọc, vll, nền, xủi oxy, các loại cây có trong bể hút thải CO2, O2 ….), tổng hợp đủ kiểu, thường PH nó sẽ …. lại giảm, như trường hợp của mình từ 5-5.3 -> 6.3 -> 5.3 ….. và mình cũng bắt đầu thấy hơi lằng nhằng khoản thông số PH, tạm mình vẫn ưu tiên tính ổn định từ PH đầu vào và PH trong bể, cố gắng không lệch quá 0.5 đơn vị là đủ

Kiểu PH đầu vào nước RO của mình là 5-5.3, mình sẽ cố gắng duy trì nước trong bể có PH là 5.5-5.7, tép có thể sẽ không lớn nhanh như ở mức PH 6.5 nhưng chúng sẽ ổn định, dai sức, vì 1001 lý do, rất có thể 1 ngày đẹp trời nào đó, bạn bắt buộc phải thay 100% nước trong bể, nếu bạn duy trì PH đẹp, nhưng quá xa PH đầu vào, kiểu 6.5 và 5, khi thay nước vào, tép rất dễ socks và chết, thực tế ở bể v2, nuôi chỉ 1 tháng, mà mình phải 2 lần thay gần 100% nước trong bể, 1 lần là nhà sửa, thợ xịt sơn lung tung, cha con chúng nó có biểu hiện của socks trúng độc, mình phải thay gần như 100% nước, 1 lần là mình dời bể sang vị trí khác, phải rút hơn 80% nước mới có thể đẩy đi được 😀 Và cả 2 lần này khi bơm nước vào lại, tép hoàn toàn ổn, không hề socks hay ngáo gì cả

Tạm thì dễ hiểu khi bạn dùng nền Ada, set nền thấp và dùng nước RO có PH 5-5.3 thì không cần quá quan tâm thêm về PH trong bể, nó sẽ luôn ở 1 con số an toàn cho tép ong

Về độ ổn định lâu dài của bể khi dùng nền Ada, thì cá nhân mình không quá quan trọng lắm, 1 số bạn hay có quan điểm dùng nền này sẽ được 1 năm, dùng nền khác 2 năm mà không cần lật bể …. thường thì người nuôi tép, sẽ nhìn vào tình trạng bể để quyết định có cần lật hay không, chứ không dựa vào thời gian cụ thể, có khi mới set 5-6 tháng, thấy tép đẻ không nhiều, tép thi thoảng chết …. thì chẳng cần nói nhiều, lật bể ngay để khỏi mất thời gian 😀 còn bể 2 năm mà vẫn ổn định, vẫn đẻ nhiều, vẫn sống khỏe thì vẫn tiếp tục duy trì như thế

Chủ yếu vẫn là chất lượng nền của Ada, không phải bao nào cũng như nhau, không phải đợt hàng nào cũng như nhau, vẫn có xác xuất mua nhằm 1 bao có vấn đề trong sản xuất và bảo quản, khiến chất lượng đi xuống

Vào nước thì kiếm cái gì che lại nền, để khi vào nó không văng nền tứ tung, mình còn cái chén ăn cho tép mà không xài, hay dùng để hứng cho vụ này :]] bạn nào lỡ không che, nền văng tứ tung thì chịu khó lấy tay đẩy đậy lại cho phẳng xíu là được

1 số vi sinh trắng trắng  có thể nhìn thấy ở mặt kiếng 😀 kiểu nền thấp quá, nước có bắn xuống nền 1 tẹo, làm văng vi sinh dưới nền lên 😛 bao ADA v2 mình đang dùng thì thấy rất ít bụi, lần nào vào nước cũng khá trong

Gắn lọc Qanvee QS-200A vào rồi chạy lọc thôi 😀 giai đoạn cycle thường mình ưu tiên bật xủi mạnh, giúp tăng PH lên xíu, vì PH cao thì thường giúp môi trường phát triển của vi sinh tốt hơn, có điều nuôi tép ong, PH nước RO đầu vào chỉ 5-5.3, thành ra có tăng thêm xíu PH cũng không cải thiện mấy khoản vi sinh phát triển 😀

Lọc bio, nó tạo dòng chảy nhẹ, và cách thiết kế của nó không gây stress cho tép, các foam bông lọc, vừa giữ lại cặn to và thức ăn dạng bột, vừa là nơi tép con có thể trú, bám vào, nó lại cung cấp thêm 1 lượng lớn oxy, nhờ cách tạo dòng chảy chuyển động mặt trên, gần như là lọc số 1 cho tép về hiệu quả và tính năng, thậm chí về giá nó cũng siêu rẻ, chỉ tầm 50-100k, dòng QS-200A còn thiết kế thêm 1 ít chỗ để bạn bỏ vật liệu lọc, tăng thêm hiệu quả chứa vi sinh

Khoản thẫm mỹ thì tùy quan điểm mỗi người, xưa mình thấy xấu đui 😀 cơ mừ dùng 1 thời gian quen mắt, hết chửi rồi 😛 độ ồn của nó khi chạy rất êm, bạn chỉ cần dùng thêm cái máy xủi oxy êm nữa là gần như rất khó nghe, dù ngồi ngay bên cạnh

9a52066ae9eb12b54bfa

Cho thêm 1 nắp Stability 😛

Thật ra nếu bạn dùng vi sinh all in one shrimp powder thì nó đã quá thừa rồi, vì vi sinh bạn có cho bao nhiêu vào bể, nó cũng phải cần thức ăn để sống và cần chỗ để bám vào, bể khi vừa setup gần như không có thức ăn, lọc QS-200A chỉ bỏ thêm được 1 ít Matrix để vi sinh bám vào, mà cơ bản không hiệu quả, vì trong vi sinh bột hay nước, nó có hàng triệu tới hàng tỷ đơn vị vi sinh rồi, quá sức thừa

Nhiệt độ cho bể tép ong cũng thường chỉ 23-25 độ, PH cũng loanh quanh 5-6, điều kiện không thích hợp để vi sinh phát triển, thành ra nếu dùng vi sinh nước, hãy đổ chút chút mỗi ngày, kiểu như thay vì cho 1 nắp Stability như mình làm ở trên, hãy cho 1/5 số lượng như thế  và đổ vào mỗi ngày, nó sẽ hiệu quả hơn là đổ 1 đống vào 1 lúc như thế

Ờ, mà dù có cho thêm Stability hay không, thì với 2 thìa vi sinh all in one shrimp powder đã bỏ vào dưới nền, 3 ngày đầu tiên, bạn cũng sẽ thấy rất nhiều váng, cặn kiểu bọt bám vào mặt nước, nó là vi sinh chết do không đủ thức ăn và điều kiện sống

Mình bỏ thêm 1 nắp Stability vào chủ yếu muốn test thử xem nó thế nào, vì 1 vài người nói dùng vi sinh all in one shrimp powder rồi mà dùng thêm các loại vi sinh quang hợp …. nó dễ gây nên tình trạng vi sinh chết, làm đục nước

Ah, tiện thể mình sẽ giải thích cách vi sinh all in one shrimp powder nó hoạt động theo cách setup thông thường, bỏ tầm 2 thìa dưới nền, 1 thìa trên mặt nền 😀
Thường thì nếu dùng nền Ada set mỏng + all in one shrimp powder nó là 1 combo mà người làm ra vi sinh này, có lẽ họ đã tính toán thế, nền nó cung cấp đủ dinh dưỡng cho vi sinh phát triển, tạo thành các lớp màng vi sinh chỉ sau 2-3 ngày, lý thuyết, bạn hoàn toàn có thể thả tép ngay ở giai đoạn này, có điều anh em thường chắc kèo, để đủ 7 ngày mới thả, vì lúc này xác xuất các chất độc hại hết cao hơn 

Lúc này, dù lớp màng vi sinh đã có (biểu hiện của việc vi sinh phát triển), nhưng số lượng vi sinh, cũng chưa đầy đủ cho bể, nếu bạn cho ăn nhiều giai đoạn này, lượng thức ăn thừa và phân tép thải ra, rất dễ làm nước bị ô nhiễm ngược lại

1 trong những lý do khiến mình thấy vi sinh dạng bột này nó có hiệu quả cực cao, đó là tép có thể ăn ngược lại các màng vi sinh này, và khi tép ăn hết đống vi sinh đó, thường nó cũng mất từ 2-4 tuần, và lúc này, bể bạn cơ bản nó cũng đa đi vào giai đoạn tương đối ổn định, vi sinh cũng phát triển thêm rất nhiều, và từ lúc này bạn có thể bắt đầu cho tép ăn thêm các thức ăn ngoài

Thêm nữa, về lý thuyết, tép khi bạn thả vào bể mới setup xong, đa phần là tép nhỏ, hệ tiêu hóa cũng chưa phát triển, còn rất yếu, cũng không thể ăn thêm được gì

Nếu không dùng vi sinh dạng bột kiểu AIO mà dùng vi sinh dạng nước kiểu Stability, bạn lại phải tốn thời gian tập ăn và xử lý nước giai đoạn 1 tháng đầu, rất cực, lý do phần lớn anh em đó giờ hay recommend cycle khoảng 1 tháng cũng là vì thế, vi sinh lúc này cũng phát triển ổn định và thời gian hoàn thành quá trình Nitrat cũng tạm đi vào ổn định

Nói chung cái cách setup kiểu Đài này, nước RO + nền Ada set mỏng + vi sinh bột AIO + lọc bio, tất cả các giá trị, thông số, nó đều có liên quan mật thiết với nhau, bạn làm theo y chang, chuẩn chỉ thì gần như nuôi thả chỉ là vấn đề công thức, dễ ẹc luôn, còn bạn làm khác 1 trong các bước, rất dễ có vấn đề phát sinh

Bể này thì chủ yếu mình test thử vụ cấy rêu tảo cho vui, nên cũng set cho vui vui thôi 😀 sau khi có rêu tảo, phải rút nước hết ra, thay nước mới, chạy cycle lại từ đầu á 😛

Cấy rêu tảo:

Thường thì tầm 3 ngày sau khi set bể là nước sẽ khá trong

Pha 2 thìa mầm tảo vào ly nước, quấy đều cho tan ra và đổ vào bể, bỏ thêm 1 ít thức ăn cám vào để nuôi rêu tảo

Bật đèn
Về đèn thì lý thuyết giai đoạn này bạn đánh mạnh đèn 24/24 ổn, không vấn đề gì  có điều mình cũng lười và không gấp, đánh ngày 10-12 tiếng theo thời gian thức thôi
Hàng tuần cho thêm 1 thìa mầm tảo và 1 ít thức ăn vào

Sau 18 ngày cấy rêu tảo: đánh đèn ngày 10-12h 😀
Đã có rêu bám kính từ ngày thứ 10, các ngày sau thì xanh xanh thêm 1 ít, tuy thế chủ yếu bám trên kính, chứ dưới nền Ada bám khá ít
ad7b7c91d4f72ea977e6
Ngồi ngồi lại nhớ có chai phân nước của ThuySinhAZ mua mấy tháng để không, đổ thẳng 3 nắp vào bể luôn, xem có kích thích rêu phát triển thêm không 😛 tại sau khi cấy rêu xong cũng rút nước ra, châm lại vi sinh từ đầu, nên cũng không ngại phân nước ảnh hưởng tới bể 😀
Sau 21 ngày cấy rêu tảo: đánh đèn ngày 10-12h 😀

Nước xanh lè cơ mừ thấy số lượng rêu tảo bám vào kinh, phân nền, giá thể …. rất ít, nên thôi, bỏ không cấy gì nữa, mất thời gian 😀 rút nước ra chạy cycle lại từ đầu rồi thả tép cho lành

………….
Cập nhập sau 😀

Comment policy: We love comments and appreciate the time that readers spend to share ideas and give feedback.
Notes: However, those deemed to be spam or solely promotional will be deleted.

You can create a Gravatar account, add avatar, then use that email to comment here, your account will have a more beautiful Avatar, easier to recognize with other members.

Please use real emails, you can receive notifications when comments are replied