Bể tép v2 Wine Red – Phong cách trại Đài :D

Bể này hoàn toàn setup theo kiểu Đài mà bé Thiện giới thiệu, về cơ bản nó không khác gì mấy so với kiểu mình làm ở bể đầu, tuy thế phong cách trại Đài, họ hướng tới  vấn đề chi phí, đơn giản và hiệu quả

Quan trọng nhất, là họ dùng công thức này trên số lượng bể cực nhiều và tầm 3-5 năm nay rồi, thành ra phương pháp đã được kiểm định rất cụ thể, không mông lung như các bài hướng dẫn setup bể theo quan điểm của từng người như thi thoảng bạn thấy trên mạng

86733212_3110748795816259_4072399067064303616_o

Phần cứng:

1. Bể 60 x 40 x 40 ~ 96L

Bể này mình có sẵn, vác ra dùng lại thôi, còn bể chuẩn cho tép, mình nghĩ không nên cao quá 30 cm, tại tép đa phần nó sống ở mặt đáy, bể cao quá không tốt, dài thì tùy sở thích, rộng thì theo mình tầm 40 cm là vừa
Nói chung 1 cái bể tép gọn nhẹ khoảng D60 x R30 x C32 là đẹp, cân đối, dễ ngắm và quan sát

2. Nước RO khi setup:

86735789_3110748862482919_1161018419902939136_o

Thông số sau khi qua 4 lõi RO ở nhà mình là: TDS 1, GH 0, PH 5.0-5.3
Bắt buộc phải có nước RO khi nuôi tép, nước máy có TDS thấp, nuôi cũng được, nhưng khá không an toàn, nói chung, xác định nuôi tép, thì bắt buộc có nước RO

3. Nền ADA Amazonia Ver 2 (bao có màu bạc)

Bản này theo nhiều review, kéo PH không nhiều so với bản ADA Amazonia đời đầu, tuy thế mình dùng cho cả bể v1 và v2, đều kéo từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp ổn, cụ thể 1 bể nước máy PH 7.5-8.0 -> 6.5 và 1 bể từ 5.0-5.3 -> 6.4

4. Lọc vi sinh Qanvee QS-200A (vật liệu lọc Matrix)

86784931_3110748915816247_1612372534425026560_o

Xưa mình chê lọc vi sinh xấu, tuy thế nó được cái rẻ, chủ yếu nhất là nó tạo dòng chảy cũng nhẹ nhàng và cung cấp 1 lượng oxy dồi dào cho bể tép, gần như 90% người nuôi tép đều dùng lọc vi sinh
Bản v2 này mình cũng dùng lọc vi sinh, tạm thì chỉ thấy hãng Qanvee có dòng A (100A và 200A) là có thêm khoang chứa vật liệu lọc, thành ra dùng nó
Dùng QS-200A thì coi như tích hợp cả lọc và xủi oxy vào 1 sản phẩm, nên tính ra lại gọn gàng hơn so với chuyện bạn dùng lọc thùng + xủi oxy ngoài

Vật liệu lọc thì dùng loại nào cũng được, miễn không ảnh hưởng tới PH, GH, TDS …. đơn giản nhất thì cứ Seachem Matrix, dùng cho 2 lọc QS-200A tốn cũng chỉ 1 tẹo vll thôi, hoặc bạn có thể thử dùng Seachem de nitrate, chủ yếu de nitrate nó nhỏ, nên nhét được nhiều hơn vào khoang chứa của QS-200A :]] Còn về công dụng thì Matrix hay  de nitrate đều có thêm tác dụng lọc, khử kim loại nặng, tạp chất như ammoniac, nitrite, nitrate

Nói chung về vật liệu lọc thì không cần bàn nhiều lắm, đồ của Seachem thì luôn ổn định bao năm nay rồi

4.1 Máy sủi oxy

28-02-2020 7-16-02 PM

Dùng loại nào cũng được, công xuất tầm 2W là đủ, chủ yếu mình dùng qua vài loại, đều quảng cáo siêu êm, công nghệ Nhật này nọ, đều bị ồn 😀 con êm nhất mình từng dùng qua là 1 sản phẩm nội địa của Tàu 牧龙居, lạ đời cái là sản phẩm này, nó còn mắc x2 x3 lần so với các sản phẩm của Nhật nữa mới quái 😀

Dòng sản phẩm này doanh số Tàu bán cực nhiều, xưa mình mua cũng vì doanh số quá khủng 😀 mỗi cái không hiểu bữa kẹt ống sao đó, cháy lun 😀 đang mua lại máy khác 🙁

 5. Bột vi sinh all in one shrimp powder

Thường thì vi sinh cho tép, gần như tất cả người bán tép ong, đều có bán kèm, khi họ nhập tép về bán, thì cũng nhập kèm vi sinh từ các trại này, chất lượng đã được kiểm nghiệm thực tế trên số lượng bể cực nhiều, nên dùng mà không cần phải lăn tăn gì cả, về cơ bản cái gói AIO này nó cũng na ná mấy cái bột mình dùng ở bể v1 😀 có điều thay vì dùng nhiều loại khác nhau, loại này họ gom tất cả vào 1 bịch, dùng tiện và giá cũng rẻ hơn rất nhiều so với các thứ mình mua ở bể trước

Setup bỏ 1 ít  dưới nền, 1 nhúm to giữa bể như trong clip, hàng tuần thay 1/10 lượng nước, sau đó bỏ 1 muỗng nhỏ (1g đi kèm) là được

Mấy loại vi sinh khác, trái thông này nọ, mình mua sẵn từ bể v1, tính dùng, mà theo bé Thiện thì chỉ cần dùng 1 loại vi sinh này là đủ, thành ra mình cũng dẹp hết, ở bể v2 này, hiện tại mình chỉ dùng duy nhất gói bột vi sinh này, không dùng thêm bất cứ chế phẩm nào nữa 😀 

6. Khoáng nutrafin

Một loại khoáng được rất nhiều anh em và trại nuôi tép ong tin dùng, gần như 3 nơi mua tép đều dùng khoáng nutrafin cho dòng tép ong
Khoáng nutrafin tăng TDS khá thấp, thành ra cũng không ngại đổ quá lố tay đâu, mình đổ 6 nắp mới tăng khoảng 70 TDS cho bể tầm 80L nước

Mua ở Việt Nam khá mắc, bạn có thể mua từ taobao, giá rẻ hơn 1/2 cho tới 1/3 so với mua tại các shop ở Việt Nam

7. Đèn AquaBlue

Chọn đèn nào tùy ý, tép nó không cần quá sáng, tối tối là chính, đèn gần như chỉ để bạn bật khi …. ngắm tép cho đẹp, và ở bể v2 này mình setup theo hướng kinh tế nhất có thể, vào shoppe thấy shop bán rẻ ~ 400k cho bản 60cm, nên pick bừa thôi, về dùng thấy nó có sẵn cái nút để bật tắt ngay trên đèn, khá là tiện, ánh sáng nó thì khỏi nói rồi, nhất là ai dùng qua mấy đèn WRGB hay WGB thì đám led trắng nó đúng là …. xấu đui thật =))

Cây cối trong bể tép thì đa phần là rêu, dương xỉ hay bucep …. chúng cũng là các dòng cây cần ít ánh sáng, cơ bản đèn nào cũng ổn :]] tổng thể bể tép, cây là phụ, tép mới là chính, đèn chỉ để ngắm tép, chốt lại thế cho nhanh 😀

8. Phòng máy lạnh hoặc máy làm lạnh (Chiller)

Chạy 24/24, máy lạnh thì để tầm 25 độ 😀 dùng chiller thì để 23 độ

Khoảng này thì bắt buộc để nuôi tép ong rồi, còn bạn nào không có thì … nuôi các dòng tép khác, mình thì tại ngồi phòng máy lạnh 24/24 rồi, thành ra mới chọn nuôi tép ong là vì thế 😀

Setup bể:

Setup bể thì như trong clip, nền bể v2 này mình để tầm 1 cm 😀 không trộn thêm vật liệu lọc như bản cũ

Nền Ada v2 bản mới khá ít bụi, thành ra setup xong nhìn nước cũng khá trong

d646501ccbb333ed6aa2

Mình bỏ thêm vài cây lũa cholla xương rồng, thả trong lúc chờ cycle luôn, tính kiểu tầm tuần sau thì lũa chìm xuống là vừa 😀 cục bột vi sinh giữa bể thì lần này làm nhanh, và lười, không kiếm gì che nó lại, thành ra vào nước xong nó bị trôi 1 mảng lớn lên mặt nước 😛

Bật chạy lọc, không bật đèn, chỉ để đèn phòng như bình thường 😛

Các ngày tiếp theo 😀

Ngày 1: các thứ khá bình thường, nước khá trong

Ngày 2: lũa ra ít chất nhờn 😀 chắc phải vác sang bể khác, để cá nó ăn bớt mấy cái đó rồi bỏ lại bể sau
Nước vẫn khá trong 😛

Có thêm rất nhiều bọt khí ở thành bể, thường cái này là do vi sinh chết, hoặc các cặn bẩn từ nền bay lên …. cũng khá dễ hiểu, vì nước RO vào bể PH 5-5.3 khá thấp, không thích hợp cho vi sinh phát triển, theo mình thì đây là tình huống bình thường 😀

Ngày 3: không có gì mới, nước vẫn bình thường

Ngày 4: không có gì mới, nước vẫn bình thường, bỏ cây lũa sang bể cá, cho tụi nó ăn bớt nhớt 😀

Ngày 5: gắn thêm cây đen AquaBlue, bỏ thêm ít dương xỉ vào, mà tạm đang khá là xấu :]] chắc bỏ ra wá
Bọt nổi ở mặt nước cũng bớt hơn so với ngày 2-4, chắc do bỏ cây vào động bể, nó tan mấy cái bọt đi 😛
Châm khoáng:
TDS sau 5 ngày chạy lọc từ 5 -> 30
Đổ thêm tầm 6 nắp :D, TDS thấy lên 99 😀
Tạm để ở mức này đã 😛

Ngày 6: Đo đạc lại các thông số
PH: ~ 6.4 (khá khó để nhìn chính xác, vì mình dùng dung dịch test theo màu hiển thị)
GH: 4
TDS: 99

GH thì thật ra đo lại làm màu là chính, vì dùng nước RO kéo TDS ~100 thì nó đa phần cũng phải ở mức 3-4 rồi 😀

Ngày 7: không có ngày 7, vì ngày 6 thả tép rồi 😀

Tổng thể:

Công thức chung thì setup thế, 7 ngày là chuẩn có thể thả tép, 3 ngày khi vi sinh lên mốc nếu thích cũng có thể thả (nếu máu chó hay tinh trùng lên não, thích wẩy sớm :D), thực tế ở bể v1, 3 ngày gì đó mình cũng thả ào ào rồi :]] chẳng con nào chết cả 😀

Và phương pháp setup như trong clip, nó rất nhàn, lần đầu nên mình có đo đạc lại GH, PH, TDS để biết các thông số nước đầu vào, qua lọc RO, khi bỏ vào bể, và sau khi chạy cycle nó ra thế nào thôi, chứ thực tế nếu bạn dùng đúng công thức nước RO + nền Ada + vi sinh trại Đài, thì sau 6-7 ngày nó tự đưa thông số nước về PH 6.3-6.5, TDS thì tầm 3x-4x, lúc này chỉ việc thêm khoáng, cho lên tới con số 100 là xong, có thể thả tép, siêu nhàn và siêu dễ luôn 😀

Tuy thế, phương pháp này, nó bắt buộc bạn phải setup phần cứng như họ quy định, còn vì lý do nứng lol nào đó, nền Ada bạn không dùng, bạn dùng nền Gex, Contro Soil …. hay vi sinh bạn không dùng loại AIO ở trên, hay nước không dùng RO, hay thậm chí lọc, bạn không thích dùng lọc vi sinh, chuyển sang dùng lọc thùng …. thì có thể, các thông số PH, TDS, GH …. nó sẽ không ra chuẩn như trong bài mình viết, còn nếu bạn đã chấp nhận, setup 1 cái bể, mà nhìn vào, y chang cái bể của 1 người khác để đổi lấy sự hiệu quả, kinh tế, thì có thể áp dụng như cái bể tép v2 này của mình

Thả tép: 

Thả tép v2 Wine Red

Phải nói là lần thả tép v2 này, so với lần đầu mình thả, 1 thời 1 vực, bể đầu mình set, kể ra thông số cũng khá chuẩn chỉ :]] PH 6.5, TDS 150 mà thả vào tép chạy toán loạn, may mà không chết con nào 😀 với có vẻ thông số cũng ổn, nước RO các kiểu, giống tép cũng tốt, người bán dưỡng cũng khỏe, bể này thả tép im re, chẳng con nào lao đầu lên bể hết 🙁 cũng chẳng thấy có biểu hiện nhát đèn như bể cũ

Trang trí:

Rêu, dương xĩ hay bucep có lẽ là 1 số cây thích hợp để bỏ vào bể tép, chúng gần như không cần cắm nền, CO2 hay dinh dưỡng quá nhiều, chỉ cần 1 giá thể để cắm vào là có tự sống, nói chung chỉ nên bỏ các cây tán thấp để dễ quan sát tép hơn, bể mình có 2 bụi dương xỉ cao quá, tép mà bu vào đó là khỏi nhìn :]]

Ở bể đầu mình có bỏ vào 1 ít đồ chơi cho tép, có điều sau khi nuôi tầm 1 tháng, thấy tụi nó cũng khá ít bu vào đó, đa phần vẫn ở cây lũa là nhiều, nên bể này mình cũng không bỏ vào cái gì

Kết luận sau bể v1 và khi vừa thả tép bể v2:

  1. Cần nước RO (cái này 99% anh em nuôi tép đồng tình rồi)
  2. Cần 1 lượng oxy dồi dào cho vi sinh và tép phát triển

Tất nhiên, cũng cần cả vi sinh chuyên dụng cho tép, có điều nếu bạn không làm được điều 1 và 2, thì các điều khác, nó không còn quan trọng nữa, tép vẫn sẽ chết lai rai và rất khó kiểm soát lý do tại sao

Lũa cholla xương rồng, tép cực thích ăn, nhưng vấn đề phát sinh, là chúng cứ ăn lũa riết, không chịu ăn thức ăn ngoài 🙁 thành ra ở bể này mình có mua vài khúc, nhưng tạm chưa bỏ lại vào bể, chờ 1-3 tuần sau, xem tép nó ăn thức ăn ngoài như thế nào đã, bỏ vào nó toàn gặm lũa, không chịu ăn thức ăn ngoài, mệt lắm 😀

Cho ăn:

65b815c20980f2deab91

Khoảng 1-2 tuần đầu, bể còn khá nhiều dưỡng từ nền và vi sinh (1 cục to giữa bể), thành ra có thể không cần cho ăn trong  1-2 tuần đầu, chờ tép ăn sạch bể đã, vui vui hoặc rảnh rảnh, thì có thể cho 1 tẹo thức ăn ít đạm, kiểu vỏ đậu nành, lá dâu … hạn chế tối đa các thức ăn tổng hợp nhiều đạm, tại giai đoạn này bể khá thừa dưỡng, cho thức ăn nhiều đạm dễ có sán trong bể 😀

Thay nước:

Thay nước 1 tuần 1 lần, từ 10-20% lượng nước, thay xong thì thêm khoáng để TDS lên lại 100, thêm 1 ít vi sinh AIO vào là đủ

Bật đèn:

Thường mình bật không nhiều, đa phần 8-10h hoặc lúc nào rảnh thì bật, để ánh sáng yếu nhất từ đèn AquaBlue
Ổn định hơn, bạn có thể dùng các thiết bị bật tắt đèn auto, để đèn khoảng 5-6h, từ 12h trưa -> 6h tối, lúc nào cần ngắm bể thì bật đèn thêm là đủ

Bể sau 48h 😀

Có vẻ như lần này, setup chuẩn chỉ, thông số chuẩn chỉ, thành ra tép nó thích nghi nhanh, gần như không có biểu hiện của việc lạ bể …. và hoàn toàn không có biểu hiện của việc sợ đèn, bể cũ mình thả cả tuần mà tụi nó vẫn nhát đèn lắm, bọn này thì không có biểu hiện gì ráo

Sau 48h thả tép, đã có 1 ít sán xuất hiện, tạm thì cứ kệ tụi sán vậy 😀 vì cũng không có cách nào để xử lý sán ở bể tép được 😀

Bể sau 40 ngày 😀

345214f30159fa07a348

Với cách setup này, thực tế nuôi tép ong, nó siêu nhàn, nó nhàn tới nổi rất ít mình khi nhìn vào bể v2, tại chúng nó cứ ổn định quá, mỗi ngày cho 1 ít thức ăn tổng hợp là đủ

Đo đạc lại thông sốsau 40 ngày để anh em tham khảo

PH: 5.3
TDS 100-110
GH: 4

Nền Ada v2, dù kéo PH rất tốt ở thời gian đầu (lên 6.4 đơn giản sau 3-5 ngày đầu setup) tuy thế do nền mỏng, sau 40 ngày, nó giữ PH không còn ổn lắm, phần mình cho thêm ít hạt thông vào, nên PH hiện tại đa phần ở mức 5.3 – 5.7, cá nhân mình vẫn thích PH ở mức ~ 6.3-6.5 hơn, tại ở PH này tép hiếu động, ăn uống khỏe và lớn nhanh hơn

Tuy thế, ở mức PH 5.3 – 5.7, tép vẫn phát triển, lớn hơi chậm xíu, nhưng vẫn khỏe, không bệnh tật, TDS 100-110 GH 4, tép lột vỏ ổn, chưa gặp vấn đề gì

Mình nuôi có 2 con bị chết, lý do lảng nhách là cho nó ăn lá dâu, chắc do thuốc trừ sâu, cho vào xong mai thấy 2 con nằm ngửa 😀 sau lần đó thì tép sống ổn, tỷ lệ tép chết là 0% theo cách setup này 😛

Bể sau gần 2 tháng 😀

Giai đoạn khoảng tầm tuần nay thấy tụi nó cũng có 1 số biểu hiện khá biếng ăn dù chất lượng nước vẫn thuộc dạng tốt, PH 5.3-5.7 nên cảm giác kích thước chưa to lắm so với thời gian nuôi, sau gần 2 tháng, thấy vài con có biểu hiện của việc “gạ chịch” và qua nhìn lại thì thấy vài con đã mang trứng ở bụng, ban đầu mình tính toán thì nghĩ chắc phải từ 1-2 tuần nữa mới có con mang trứng, không hiểu sao lại có 1 số con mang trứng hơi sớm

 


Related Posts

Chính sách bình luận: Chúng tôi rất trân trọng các bình luận của bạn và cảm ơn thời gian bạn dành để chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
Ghi chú: Những bình luận được xác định là spam hoặc chỉ mang tính quảng cáo sẽ bị xóa.

• Để cải thiện trải nghiệm bình luận, chúng tôi khuyến khích bạn tạo một tài khoản Gravatar. Thêm avatar vào tài khoản Gravatar sẽ giúp bình luận của bạn dễ nhận diện hơn đối với các thành viên khác.

✂️ Sao chép và 📋 Dán Emoji 💪 giúp bình luận thêm sinh động và thú vị!