Ân Giao là con trai cả của Trụ vương và Khương hoàng hậu. Do câm hờn Khương hoàng hậu, Đát Kỷ bày mưu cùng Phí Trọng và Vưu Hồn, Đát Kỷ tâu với Trụ Vương rằng Khương hậu muốn ám hại Trụ vương, khiến Trụ vương tức giận phế Khương hậu và giam cầm bà. Khương hậu bèn khoét mắt minh oan rồi chết. Ân Giao biết tin, tức giận xông đến giết Đát Kỷ nhưng không thành. Đát Kỷ lo sợ, muốn diệt họa tận gốc bèn tâu truyền đem chém hai con của Khương hậu là Ân Giao và Ân Hồng. Hai tướng Phương Bật, Phương Tương bất mãn, giải cứu hai công tử rời khỏi Triều Ca. Trụ vương phái Tiều Điền, Tiều Lôi dẫn quân đuổi theo, bắt được hai công tử, đem về ngọ môn xử trảm.
Trong lúc chuẩn bị hành hình, có hai vị tiên của Xiển giáo là Quảng Thành Tử và Xích Tinh Tử bay ngang thấy vậy bèn cứu mạng hai anh em. Ân Giao được Quảng Thành Tử nhận làm đệ tử, dạy cho đạo thuật. Về sau, Ân Hồng được thầy là Xích Tinh Tử cho xuống núi giúp Chu diệt Trụ, nhưng lại nghe lời Thân Công Báo trợ giúp vua cha, chống lại sư phụ nên bị Khương Tử Nha giết chết. Ân Giao cũng được thầy phái xuống giúp Chu, lừa ăn phải bảy hạt đậu nên bị biến thành quái vật ba đầu sau tay, mặt xanh tóc đỏ, miệng đầy răng nanh. Ân Giao được Thân Công Báo khuyên bảo, quyết tâm giết Khương Tử Nha trả thù cho em trai rồi mới tính đến chuyện diệt Trụ.
Ân Giao dùng các pháp bảo được sư phụ ban cho là Phiên thiên ấn, Lạc hồn chung, Thư hùng song kiếm lần lượt chống trả Hoàng Phi Hổ, Hoàng Thiên Lộc, Hoàng Thiên Tước, Hoàng Thiên Tường, Na Tra, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử, Đặng Cửu Công vây công, bắt sống Hoàng Phi Hổ, Hoàng Thiên Hóa, đánh cho Na Tra bị thương nặng. Ân Giao biết được ngày xưa Hoàng Phi Hổ từng mở đường cho hai anh em trốn chạy, bèn thả cha con họ Hoàng để báo đáp ân tình. Dương Tiễn mời Quảng Thành Tử đến khuyên bảo, nhưng hai bên không ai thuyết phục được ai. Mâu thuẫn bùng nổ, Ân Giao dùng pháp bảo đánh bại Quảng Thành Tử, bị khép tội khi sư diệt tổ.
Quảng Thành Tử mượn các pháp bảo Thanh liên bảo sắc kỳ, Tô sắc vân giới kỳ, Ly địa diệm quang kỳ, Hạnh hoàng kỳ, cùng với Khương Tử Nha, Xích Tinh Tử, Nhiên Đăng đạo nhân, Văn Thù Quảng Pháp thiên tôn bày trận bắt được Ân Giao. Vốn khi xuống núi, Ân Giao có thề với Quảng Thành Tử rằng nếu không giữ lời phò Chu diệt Trụ sẽ bị lưỡi cày nát đầu, nên Nhiên Đăng cố tình dùng núi kẹp đầu Ân Giao, để Vũ Cát cày.
Ân Giao chết đi, âm linh không tắt, cố bay về Triều Ca báo mộng, khuyên Trụ vương cải tổ triều chính, phân công hiền tướng, bái tướng tài để chống lại quân Chu, nhưng do Đát Kỷ mê hoặc nên những lời nói của Ân Giao không khiến cho Trụ vương tỉnh ngộ.[10] Linh hồn Ân Giao bất lực bay về đài Phong thần, được Khương Tử Nha phong làm Trị Niên Tuế quân Thái Tuế chi thần (值年歲君太歲之神).
Đọc lại Phong Thần Diễn Nghĩa, Tây Du Kí, cảm giác đúng là xưa tác giả viết hơi thiếu logic, không phân cấp bậc tu luyện rõ ràng, kiểu giờ truyện tiên hiệp, pháp bảo càng mạnh, cần người càng mạnh để phát huy sức mạnh của pháp bảo, không thì đánh ra yếu nhớt, hay thậm chỉ không cầm lên nổi
Còn trong Phong Thần, trừ vài nhân vật đặc biệt kiểu Dương Tiễn, có Thất thập nhị huyền công, pháp bảo đánh vào không ăn thua, còn lại đa phần toàn tế ra pháp bảo, ai có pb mạnh là ăn, không có pháp bảo thì chẳng bằng giun dế, lính lác thì đúng kiểu pháo hôi, lật tay 1 phát chết tính cả bầy
Nói tới đây mới thấy trong Phong Thần, Tây Du, tác dụng của pháp bảo, trận pháp là cực kì quan trọng, không có pháp bảo thì chẳng khác gì giun dế
Trong Phong Thần Diễn Nghĩa nhân vật êm ấn tượng nhất ở giai đoạn đầu là Ân Giao, con của Trụ Vương, dù Trụ Vương trong truyền thuyết cũng là dạng trời sinh thần lực, cơ mừ so với con trai Ân Giao thì đúng là không có tuổi
Quảng Thành Tử sau khi truyền hết pháp bảo cho đệ tử, thậm chí còn bị nó đấm cho không cửa bật, mà tác giả buff nhân vật này đúng điên người, 1 số người cho rằng Dương Tiễn là đệ tử đời 3 mạnh nhất của Xiển giáo, có điều Ân Giao mạnh cũng chẳng kém mấy, dù bị gọi hội, gần chục mạng cha chú vây công với 1 tấn các loại pháp, trận pháp mới phải bó tay chịu trói, thì bạn hiểu Ân Giao mạnh khủng bố như thế nào rồi đấy
Na Tra cũng dạng con cha cháu ông, sư phụ kưng chiều, pháp bảo đầy người, ấy thế mà gặp Ân Hồng thả ra Phiên thiên ấn, chạy không kịp ăn 1 hít tí chết
Xưa đọc êm cứ thấy tiếc, không hiểu sao sư phụ kiu ảnh đi theo phe Tây Kỳ, mừ xún núi cái ảnh đổi phe liền luôn, Triệu Công Minh đúng là bật thầy chém gió, cơ mừ nếu chỉ nghe lời Triệu Công Minh nói, tách ngữ cảnh ra, thì đúng là không sai thật
– Trụ vương thất đức đã đành, nhưng kẻ sai ngươi xuống trần giết cha, phản chúa thì kẻ ấy còn vô đạo hơn Trụ vương nhiều. Cha mẹ là tình thiêng liêng, dù có lỗi đạo với con, con cũng không nên trách, huống hồ lại giúp cho người dưng đi giết cha mình thì còn đạo lý gì nữa. Trời nào lại bảo con phải giết cha là thuận theo lẽ trời!
Thiệt cũng mún bàn về nhân vật Ân Giao này, mỗi cái tác giả cho ảnh chết lẹ quá, đâu tầm 3 chap là hết thứ để nói, nên cũng không biết bàn thêm cái gì
Xưa êm đọc bộ này lúc nhỏ quá, không để ý, giờ coi lại nhiều tình tiết khá cọc, kiểu Na Tra có đấm giết ai, sư phụ cũng chỉ kiu “ý trời đã định”, xong …. kệ 😀
Nói chứ phe của Trụ Vương mạnh điên, đệ tử đời 2 của phe Triệt Giáo thì nhiều tay 1 mình cân 2, cân 3 là thường … Khương Tử Nha mà không được buff bẩn, chết hồi sinh lại mấy lần, đánh không lại thì gọi hội ra chó đàn, phe Trụ Vương ăn chặt
Chính sách bình luận: Chúng tôi rất trân trọng các bình luận của bạn và cảm ơn thời gian bạn dành để chia sẻ ý tưởng và phản hồi.
Ghi chú: Những bình luận được xác định là spam hoặc chỉ mang tính quảng cáo sẽ bị xóa.
• Để cải thiện trải nghiệm bình luận, chúng tôi khuyến khích bạn tạo một tài khoản Gravatar. Thêm avatar vào tài khoản Gravatar sẽ giúp bình luận của bạn dễ nhận diện hơn đối với các thành viên khác.
• ✂️ Sao chép và 📋 Dán Emoji 💪 giúp bình luận thêm sinh động và thú vị!