Cloud VPS Vultr

Giới thiệu về Cloud VPS Vultr

Trước đây mình có viết 1 số status về VPS Vultr trên FB cá nhân 😀 phần lớn là chửi bới, tuy thế sau một thời gian dùng thử, mình thấy nó thật sự xứng đáng để giới thiệu và viết 1 bài tử tế một tí để quảng cáo, bài này mình cũng sẽ cố bớt chửi để tập trung nói về ưu khuyết trong thời gian mình dùng :]]

Các tiêu chí mình cũng đánh giá theo quan điểm của mình, một end user ở Việt Nam

Tổng thể, các công ty lớn nhất về công nghiệp lưu trữ đám mây (cloud) có kể tên như Amazon Web Services (AWS), Google Cloud Platform và Microsoft Azure, giúp bạn dễ dàng tạo một máy ảo mới trong vài giây, các công ty nhỏ hơn 3 ông bự trên có thể kể đó là Linode, DigitalOcean, Vultr, OVH Public Cloud …

Trước đây, khoảng 2003 Linode gần như độc cô cầu bại trong mảng VPS, tới 2011 thì DigitalOcean ra đời, cạnh tranh kịch liệt bất phân thắng bại với Linode, sau đó tới khoảng 2014 Vultr ra đời (công ty con của Choopa), đi sau nên họ rất có kinh nghiệm từ các người đi trước, nói sao nói, các thành viên chủ chốt của Vultr đều có khoảng 20 năm lăn lộn trong nghề, họ tạo bảng điều khiển với phong cách na ná DigitalOcean, đơn giản và đầy đủ tính năng, kèm theo đó là các khuyến mãi thiếu điều phá nát thị trường, như tặng 100% số tiền cho lần nạp đầu tiên, liên tục tặng tiền cho các tài khoản mới, tăng gấp đôi dung lượng RAM mà giá vẫn giữ nguyên, tặng tiền tiền hoa hồng khi giới thiệu khách hàng mới mở tài khoản, kết quả chỉ sau 3 năm ra mắt, đã có hơn 10.000.000 gói VPS được bán ra, khiến nhắc tới VPS, giờ không ai không biết tới Vultr, tuy thế, nói thật là xây nhà trên cát thế này, không biết khi nào sẽ đổ vỡ nữa, vì với cái giá hiện nay họ đang bán thì chỉ có lỗ sặc máu 😀

Ưu điểm của VULTR:

1. Giá rẻ, rẻ tới hoang đường

Cấu hình thấp nhất chỉ $2.5 ~ 60.000 vnđ cho 1 tháng sử dụng, với CPU 2394.454 MHz, RAM 512 MB kèm theo 500 GB bandwidth, đồng giá ở mọi cụm server, và cái giá này thì hiện tại ngoài Vultr thì chưa một dịch vụ nào khác dám đưa ra, khách quan mà nói, thì với giá này, ta gọi là ỷ mạnh, phá giá thị trường để đập chết hết các cháu khác thì đúng hơn, nói chính xác thì ta gọi là overselling, nhờ giá xuống tận đáy, thành ra giờ Vultr gần như không còn khuyến mãi nào về giá nữa cả, gói $2.5 thường rất nhanh hết, hiện tại cũng chỉ còn 1 ít cụm location US là còn.

Nhiều gói phù hợp với các nhu cầu sử dụng

2. Có server tại Japan và Singapore

Hiện tại Vultr có 15 cụm location ở khắp các nơi trên thế giới, trong đó với truy cập từ Việt Nam thì cụm Japan và Singapore là quan trọng nhất, nó giúp truy cập từ Việt Nam nhanh và vẫn đảm bảo truy cập từ 99% các nước khác đều ổn định, để kiểm tra tốc độ từng cụm server để chọn ra một location phù hợp thì bạn có thể tham khảo ở đây How can I test Vultr download speeds?

Có server tại Japan và Singapore

3. TTFB thấp khi truy cập từ Việt Nam

Thật ra điểm này nó khá giống ý trên, cụm location Japan của Vultr nó đạt TTFB cực tốt, xuống được tới tầm 6x-7x ms và rất ổn định với đường truyền Việt Nam, thật ra về lý thuyết cụm Singapore sẽ nhanh hơn so với cụm Japan khi truy cập từ Việt Nam, tuy thế do 1 số nhà mạng Việt Nam trong lúc đứt cáp, có thuê thêm băng thông thẳng từ Nhật, thành ra ở Việt Nam lại gặp cái nghịch lý là truy cập tới Nhật lại nhanh hơn tới Sing :))

Tuy thế lạ một cái, rất nhiều dịch vụ VPS khác cũng location Japan, Singapore nhưng TTFB không xuống được bằng, thậm chí Google Cloud Platform location tại Singapore speed download cao vật vã tới 50Mb/s TTFB lại không ổn định bằng

SSD có truy xuất cực khủng

Cùng một thời điểm, tốc độ download và upload của Google Cloud Platform luôn tốt hơn x2 x3 lần, nhưng TTFB khá bấp bênh từ 12x - 2xx ms, không ổn định được như Vultr

TTFB thấp khi truy cập từ Việt Nam

Tất nhiên, nếu TTFB tốt, thì truy cập sẽ rất ổn định, tổng thời gian load trang sẽ nhanh hơn, như bạn thấy ở pic trên, thời gian load xong trang chủ ngoirungdui.com chỉ là 1.4s cho lần truy cập đầu tiên, từ các click chuột tiếp theo tới các trang khác thì gần như là tức thời luôn 😀

 4. Sử dụng 100% ổ cứng là SSD, IO nhanh

Mình không quá quan trọng chuyện SSD hay là HDD vì với mình, quan trọng là ổ cứng không hư, không mất dữ liệu là đủ, tất nhiên ổ cứng tốc độ nhanh ai chẳng thích, tuy thế với mình chuyện này không quá quan trọng, bạn có thể xem thêm điểm benchmarks từ Vultr

Disk Speed
————————————-
dd Test
I/O (1st run) : 321 MB/s
I/O (2nd run) : 369 MB/s
I/O (3rd run) : 353 MB/s
Average : 347.7 MB/s
———————————-
Fio Test
Read performance : 133.6 MB/s
Read IOPS : 34198
Write performance : 44.7 MB/s
Write IOPS : 11438

 Nhờ tốc độ ổ cứng nhanh, nên cài đặt các thứ phía server rất nhanh, gần như Vultr là một trong các dịch vụ có thông số Disk Speed, Fio Test tốt nhất (một vài dịch vụ khác có Disk Speed, Fio Test tốt hơn thì lại chỉ có location US), mình chỉ mất đúng 5 phút để cài đặt Webinoly trên hệ thống của Vultr, nói đơn giản hơn là bạn chỉ mất đúng 5 phút để setup thành công 1 con VPS có thể hoạt động được 😀

5. Tính tiền theo giờ, SLA 100%

Nhờ sử dụng công nghệ Cloud, nên giờ đây các dịch vụ VPS có thể tính tiền theo thời gian sử dụng, bạn không phải đóng 1-3-6 hay 12 tháng một lúc như trước đây, đóng 1 năm hết $30 ~ 720.000 vnđ nghe có vẻ nhiều, chứ tính theo giờ thì bạn tốn khoảng 83 vnđ cho 1h sử dụng 😀

Cam kết bồi thường nếu SLA không đạt 100%

Vultr có chính sách khá rõ ràng về chuyện uptime, SLA 100% (Service Level Agreement là một cam kết giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ)

Họ đảm bảo 100% Host Node Uptime, 100% Network Uptime, 100% Power Availability, tuy thế bạn phải chứng minh được chuyện downltime do lỗi của họ thì mới được đền bù, phải liên hệ thông qua email, ticket để đòi “quyền lợi”, mức đền bù cao nhất cho 7h downtime là 28 ngày sử dụng miễn phí, thông thường tỷ lệ uptime của Vultr là 100%, mình dùng khoảng 9 tháng thì bị downtime đúng 1 lần và lần đó lại là lần nặng nhất của họ, khoảng 6h chập chờn, tới mức trang chủ cũng bị ảnh hưởng

6. Miễn phí Snapshots

Vultr không miễn phí auto backup nhưng hiện tại họ lại miễn phí tạo khoảng 10 snapshot, bạn có thể hiểu một cách đơn giản, snapshot là 1 bản sao lưu toàn bộ hiện trạng VPS ở thời điểm mà bạn sao lưu, tương tự Ghost mà chúng ta vẫn hay dùng để backup và restore lại Windows, bạn có thể sử dụng Automated Snapshots / Backups via Vultr API để tự động backup Snapshots

Bạn cũng có thể config 1 VPS thật chuẩn, sau đó tạo snapshot, rồi khi tạo VPS mới, bạn chỉ việc dùng snapshot cũ là đủ, chẳng hạn bạn có thể tạo các VPS chạy WebinolyCentmin ModEasyEngine sau đó backup lại, cần tạo VPS mới chạy trên Webinoly, Centmin Mod, EasyEngine thì chỉ cần dùng bản backup đó là được, đỡ rất nhiều thời gian, vì như đã nói ở trên, hệ thống mạng và SSD của Vultr cực nhanh, bạn chỉ mất đâu đó 1-5 phút là khởi tạo xong 1 con VPS với đầy đủ tính năng 😀

Miễn phí 10 snapshot

Họ cũng có FREE DNS, hỗ trợ hệ điều hành Windows, upload file ISO, support nhanh, bảng điều khiển đơn giản, trực quan, thanh toán nhanh gọn lẹ … tuy thế với mình đây là các thứ phải có, nên không gọi là ưu điểm được 😀

Khuyết điểm của VULTR:

1. Support đôi khi trả lời vô trách nhiệm

Như mình nói từ đầu, Vultr bán với cái giá overselling, về lý thuyết, bán cái gói $2.5 gần như là chỉ để lấy tiếng, câu kéo khách cho các dịch vụ khác, họ không thể sống khi bán với cái giá này được, kết quả khi trục trặc xảy ra, bạn sẽ nhận được các câu trả lời “khốn nại” vô cùng

Dù Vultr quảng cáo về phần cứng của họ rất tốt, thực tế thì đúng là tốt thật, tuy thế chuyện cả trăm ngàn khách hàng, hàng triệu con VPS, thì chuyện một số ít VPS có trục trặc như hư SSD, hư RAM, hư CPU … dẫn tới mất dữ liệu, downtime là chuyện quá bình thường, mình nghĩ ai làm dịch vụ hoặc bên mảng phần cứng cũng sẽ hiểu 😀

Tuy thế khi gặp vấn đề, support lại trả lời kiểu bố đời, mẹ thiên hạ “bạn nên backup dữ liệu thường xuyên”, hay như mình cách đây khoảng 2 tuần, cụm location Japan có vấn đề, downtime hẳn gần 6h, nó cũng chỉ nói bâng quơ, “chúng tôi đang cố giải quyết”, hoàn toàn chẳng có ích gì, tất nhiên, đây là cái giá phải trả, khi bạn dùng một dịch vụ quá rẻ, overselling

2. Không minh bạch thông số CPU

Không như nhiều nhà cung cấp VPS khác, họ ghi rất rõ ràng, cụ thể thông số về CPU, Vultr thì hoàn toàn không hề nhắc gì tới CPU, họ chỉ quảng cáo mạnh về SSD, thứ mà họ tự tin nhất, thông tin về CPU của họ đơn giản chỉ là “CPU model : Virtual CPU a7769a6388d5”, tuy thế, ngạc nhiên là ở rất nhiều bài test từ người dùng khác, hiệu năng CPU của Vultr luôn đứng nhất nhì

Họ rõ ràng tới cả thời gian downtime, thứ mà rất ít dịch vụ nào dám nhắc tới, nhưng lại không rõ ràng với thông số CPU, thứ luôn được người dùng quan tâm nhất khi chọn lựa VPS, vì ta biết thế này, VPS, RAM tất nhiên quan trọng, nhưng lâu dài thì phải nói tới độ chịu tải của CPU, một con VPS mạnh hay yếu phụ thuộc rất nhiều vào CPU, và giá RAM thì càng ngày càng rẻ, nhìn vào giá tiếp theo người ta nhìn xem dùng CPU gì để đánh giá thôi

Theo kết quả điều tra từ … Google 😀 thì Vultr sử dụng CPU là Intel Xeon E5-2620 v3 hoặc E5-2630 v3/v4

3. Cạnh tranh rừng rú

Yeb, cũng chính vì ỷ vào cơ sở hạ tầng mạnh, nhiều cụm location, vốn khỏe nên Vultr đưa ra cái giá quá rẻ, kết quả Vultr gặp phải rất nhiều vấn đề từ các công ty cạnh tranh, tất nhiên cạnh tranh không lành mạnh và lành mạnh đều có, nhưng hiện tại Vultr giống như cái bia sống để bà con tập bắn :]] rất nhiều cuộc tấn công nhằm vào họ, bạn không muốn sử dụng một cái dịch vụ mà suốt ngày lo ngay ngáy chuyện quên backup 1 phát là mất dữ liệu chứ? tất nhiên cả triệu VPS mới bị 1 số, tuy thế nếu trúng ngay bạn thì sao?

Như cái trang này chỉ là một cái blog bé bé, thành ra 1 năm downtime vài lần cũng chẳng chết chóc gì, nhưng với các trang thương mại điện tử, downtime dù chỉ 1 phút cũng là cả vấn đề, tất nhiên đây cũng không hẳn lỗi từ phía Vultr, Alibaba cũng là dịch vụ Cloud lớn nhất ở China, cũng gần như gặp đủ các cuộc tấn công mỗi ngày

Thành ra chung quy cũng là “Tiền nào của nấy”, bạn không thể đòi hỏi quá nhiều ở mức giá như thế được

Tuy thế Cloud VPS Vultr vẫn là một dịch vụ tốt, thậm chí cực tốt nếu tính theo giá, kể cả có dùng một dịch vụ VPS khác, giá cao hơn x5 x10 lần như Google Cloud, IBM Cloud … cũng chưa chắc là có tỷ lệ uptime tốt hơn, vì như mình nói ấy, mình dùng 9 tháng hoàn toàn không có vấn đề gì, tới khi đùng 1 phát nó mới downtime thôi :]] tính theo 9 tháng mình sử dụng, downtime 6h nghĩa là ~ 0.09%, tỷ lệ uptime vẫn cực tốt ~99.9%,  cũng có trường hợp dùng cả 2 năm, không hề có bất cứ downtime nào, còn bạn nào xui vừa mới tạo con VPS ở location đó, ngày hôm sau nó sập 1 phát kiểu thế thì cũng sấp mặt 😀

Nói chung, Vultr vẫn là một trong các dịch vụ Cloud VPS có phần cứng mạnh mẽ, tốc độ truy cập từ Việt Nam và giá tốt nhất hiện nay, recommend các bạn dùng thử, thành ra Cloud VPS Vultr là bài đầu tiên trong chuyên mục Advertisement 😀

Tất nhiên, nếu bạn muốn đăng kí, hãy click vào banner bên phải trang hoặc button bên dưới là được :]] đó là link affiliate của mình 😀

Update 05/01/2017

Sử dụng dịch vụ monitor của UpTimeDoctor để làm trang kiểm tra thêm về tình trạng uptime và downtime cụm server Japan Vultr 😀

Tuy không hẳn là chính xác tuyệt đối, vì thứ nhất là tài khoản FREE chỉ check sau mỗi 1 phút 1 lần, tiếp theo là chuyện downtime, uptime không phải lúc nào cũng do vấn đề hosting, đôi khi là do DNS, config phía server, SSL bị lỗi, không vào được site … thế nên mình thêm một giá trị kiểm tra, thay vì chỉ là http (https) như thông thường thì sẽ dùng thêm ping để check uptime 😀

Kết quả này sẽ công tâm hơn, khi nói về giá trị uptime, downtime của Vultr 😀 vì nó sẽ chỉ check ping, không kiểm tra phía web hay DNS hay SSL gì cả 😀

Update 04/01/2018

Sáng nay, khoảng từ 0h -> 4h sáng, cụm location Japan của Vultr bảo trì, nâng cấp hệ thống, mặc dù đã có thông báo trước qua email, giờ bảo trì cũng vào buổi tối lúc ít truy cập (theo time giờ Việt Nam), tuy thế thời gian bảo trì quá lâu, nó không khác gì đợt bảo trì ngày 30/11/2017

Cảm giác như vấn đề liên quan tới DNS nhiều hơn, vì mỗi dịch vụ check uptime họ ra các con số khác nhau, ở Việt Nam thì mình nhớ chập chờn từ 1h -> 4h mới ổn định lại, thậm chí trang chủ Vultr cũng vào không được :]] nghĩa là tầm 3h chập chờn, nhưng các dịch vụ check chỉ ra được trong khoảng 1-2h

Tuy thế cái này gọi là lời ăn lỗ chịu nè, mình check 3 trang thì 2 trang khác hệ thống báo downtime, riêng thèng bibica.review lại không báo downtime gì cả :]]

Nói chung là không hài lòng, bảo trì chủ động mà lâu như thế thì hơi tệ, bù lại sau khi nâng cấp hệ thống lên, băng thông và tốc độ có vẻ mượt mà hơn 😀 Để xem thế nào, nếu cứ 1-2 tháng bảo trì 1 lần kiểu này chắc phải di cư sang Sing tránh bão 😀 cụm Japan kiểu như là đầu giao nhau giữa US và các nước Châu Á ấy, thành ra dân chúng bu vào kinh wá, toàn hết slot 😀

Comment policy: We love comments and appreciate the time that readers spend to share ideas and give feedback.
Notes: However, those deemed to be spam or solely promotional will be deleted.

You can create a Gravatar account, add avatar, then use that email to comment here, your account will have a more beautiful Avatar, easier to recognize with other members.

Please use real emails, you can receive notifications when comments are replied